🛰️ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tìm thấy một ngoại hành tinh hoàn toàn mới quay quanh ngôi sao sáng như Mặt Trời có thể thấy bằng mắt thường.
Trong lúc nghiên cứu hai hành tinh đã biết quay quanh ngôi sao Nu2 Lupi trong chòm sao Sài Lang, cách Trái Đất chỉ 50 năm ánh sáng, các nhà thiên văn học ESA bất ngờ phát hiện một vật thể bất thường đi qua phía trước ngôi sao này. Sử dụng các quan sát từ kính viễn vọng CHEOPS, nhóm nghiên cứu đã xác định được đây là một ngoại hành tinh và đặt tên cho nó là Nu2 Lupi d.
🌏 Trong khi Nu2 Lupi b và c (hai hành tinh đã biết trước đó) có chu kỳ quỹ đạo lần lượt chỉ là 11,6 và 27,6 ngày, Nu2 Lupi là hành tinh xa nhất trong hệ thống khi mất 107,6 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao chủ. Đây là lần đầu tiên một ngoại hành tinh có chu kỳ hơn 100 ngày được phát hiện di chuyển qua phía trước của một ngôi sao đủ sáng để thấy bằng mắt thường.
🌎 Cả Nu2 Lupi b, c và d đều là các hành tinh chuyển tiếp, có nghĩa là chúng được nhìn thấy khi bay qua phía trước ngôi sao chủ, khiến độ sáng của nó thay đổi. “Các hệ thống chuyển tiếp như Nu2 Lupi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về cách các hành tinh hình thành và phát triển”, tác giả đầu tiên của bài báo Laetitia Delrez, nhà nghiên cứu tại Đại học Liege của Bỉ, nhấn mạnh.
Dựa trên các tính toán chính xác cao từ CHEOPS, kết hợp với quan sát từ kính thiên văn mặt đất, Delrez cùng các cộng sự ước tính rằng Nu2 Lupi d có bán kính lớn gấp 2,5 lần Trái Đất và nặng hơn khoảng 8,8 lần.
🏞️ Khác với Nu2 Lupi b có thành phần chủ yếu là đá, ngoại hành tinh mới dường như chứa một lượng lớn nước và được bao quanh bởi một bầu khí quyển hydro và heli, tương tự như Nu2 Lupi c. Nhóm nghiên cứu cho rằng 1/4 khối lượng của Nu2 Lupi d là nước, một con số lớn hơn nhiều so với Trái Đất của chúng ta, nhưng nước này không phải là chất lỏng, mà thay vào đó là đá áp suất cao hoặc hơi nước.
“Với các đặc tính chung và quỹ đạo của nó, Nu2 Lupi d sẽ là mục tiêu lý tưởng để nghiên cứu những ngoại hành tinh có nhiệt độ khí quyển vừa phải xung quanh một ngôi sao tương tự Mặt Trời”, Delrez nói thêm.
🛸 Khám phá thú vị này còn cho thấy tiềm năng của kính viễn vọng CHEOPS trong việc tìm kiếm ngoài tinh mới. Cách tiếp cận và độ chính xác cao của nó tỏ ra đặc biệt hữu ích để khám phá hành tinh chuyển tiếp xung quanh các ngôi sao riêng lẻ.
Theo Science Daily – VnExpress dịch
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5