🌀PHỎNG ĐOÁN HỐ ĐEN THẬT CHẤT LUÔN ỔN ĐỊNH.🌀

🌟Vào năm 1915, trong một hội thảo, Albert Einstein đã phát họa một suy nghĩ mà nâng tầm và đổi mới góc nhìn của con người về vũ trụ.
Thay vì chấp nhận không gian là khoảng không ba chiều và thời gian là tuyệt đối, Einstein giải thích răng chúng ta thật ra đang sống trong một thực tại bốn chiều gọi là thời-không, thay đổi dựa trên vật chất và năng lượng.

🌟Thông qua nhiều phương trình ông chứng minh các giả thuyết của ông, trong đó có “phương trình trường Einteins”, là tiền đề cho “thuyết tương đối rộng”.
🌟Vào năm 1916, nhà vật lí học Schwarzchild tìm ra một đáp án chuẩn cho phương trình này và đó là “hố đen” (khoảng năm mươi năm sau khái niệm này mới được biết đến).

🌟Vào năm 1963, nhà toán học Roy Kerr đã tìm ra đáp án cho những phương trình do Einstein đề ra mà đã mô tả một cách chính xác về không- thời gian cái mà ta gọi là lỗ đen (chuyển động quay với động lượng góc rất lớn). Khoảng gần sáu thập kỉ kể từ ngày hôm đấy, các nhà nghiên cứu vắt hết trí não cố phản chứng lí luận của ông Kerr, thay vào đó cho rằng hố đen là vật thể cố định.

🌟Hai nhóm nghiên cứu bắt tay vào công việc thay đổi quan niệm về thời-không, họ trả lời rằng: “Nếu bạn tác động vào nó một lực, nó sẽ lắc lư như Jell-O (một hãng thạch), sau đó nó sẽ dần dừng lại và đứng yên như ban đầu”.
🌟” Nếu những phương án này không chắc chắn, điều đó có nghĩa chúng không thuộc lĩnh vực lí học đâu. Ngược lại, chúng là toán học, một phi vật thể tồn tại một cách “toán học” và không có điểm đáng nói từ góc nhìn của vật lí”- theo Sergiu Klainerman, nhà toán học từ viện Princeton.

🌀RUNG CHUYỂN MỘT HỐ ĐEN.🌀
🌟Thuyết tương đối rộng cho rằng khôn-thời gian như một tấm cao su. Khi không có mặt vật chất, nó sẽ bằng phẳng. Nhưng khi quả bóng bóng rơi xuống- sao và hành tinh- tấm cao su thay hình đổi dạng. Những quả bóng lăn tròn đến những quả khác. Và khi vật thể chuyển động, không gian của tấm cao su thay đổi theo.

🌟Phương trình trường Einteins diễn tả sự tiến hóa trong hình dạng của không-thời gian. Khi bạn thế vào phương trình thông tin về độ cong và năng lượng tại từng điểm, và phương trình này sẽ cho bạn biết trạng thái của không-thời gian trong tương lai.

🌟Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi hố đen bị “lắc”, câu hỏi xuất hiện trong nghiên cứu của nhà toán học người Pháp Yvonne Choquet- Bruhat.

🌟Không còn gì: khi hố đen bị xốc, nó sẽ phát ra các sóng điện từ đến khi nó không còn gì cả- theo giả thuyết chúng ta đang đề cập. Nhận định nayd dự đoán rằng đáp án cho phương trình của Einteins là ” bất động dưới tác động”. Rõ hơn, khi bạn tác động lực làm rung chuyển hố đen, không-thời gian sẽ chuyển động đầu tiên, trước khi quay lại trạng thái ban đầu.

🌟”Điều này có nghĩa rằng nếu tôi áp dụng một phương án có phần đặc biệt, và thay đổi dữ kiện đôi chút, sau đó nó sẽ đưa ra kết quả rất gần với đáp án gốc.”- Klainerman giải thích.

🌟Một trong những thử thách lớn nhất trong giả thuyết này là theo dõi những gì diễn ra trong không gian bốn chiều. Bạn cần phải có một trục cố định cho phép bạn có thể tính toán khoảng cách và tìm ra các điểm trong không-thời gian. Nhưng điều này thật sự khó để tìm ra một hệ trục như thế.

🌟” Sau cùng, vũ trụ không cho bạn một hệ trục tọa độ theo yêu cầu.”

🌀VẤN ĐỀ NAN GIẢI🌀

🌟Chúng ta biết rằng hệ trục tọa độ là một sản phẩm của con người, và không phải hệ trục nào cũng nhận xét được vị trí của từng điểm trong chiều không gian.
🌟Lấy kinh tuyến và vĩ tuyến làm ví dụ, cặp đôi này có thể giúp ta xác định mọi địa điểm trên Trái Đất, nhưng chúng lại mù lòa tại Bắc và Nam cực.
🌟Trong một trang nghiên cứu về các phỏng đoán sự ổn định của hố đen, với bất kì hệ trục nào bạn đang sử dụng cũng phải phát triển như cách mà thời-không phát triển. Sự chặc chẽ giữa hệ và thời-không phải giữ trạng thái tốt từ khi bắt đầu và trong các giai đoạn sau. Nếu điều này không thểm nó sẽ dẫn đến hai yếu tố có thể ngăn tính đúng đắn của các suy đoán ta đang đề cập:
✨Điều đầu tiên, hệ trục tọa độ có lẽ sẽ thay đổi hình dạng theo cách mà nó có thể “vỡ ra” tại những điểm cụ thể, như vĩ tuyến và kinh tuyến tại Bắc và Nam cực. Những điểm như vậy thuộc “đồ thị hàm số phân thức” (coordinate singularity), và không xác định trong hệ trục điều này dẫn đến sự bất khả thi trong việc lần theo đến đáp án.
✨Thứ hai, một hệ không liên kết chặt chẽ có thể “che tầm mắt” chúng ta khỏi các hiện tượng vật lí nền tảng. Nhằm chứng minh đáp án của phương trình Einstein chuyển dần về dạng ổn định sau khi bị tác động, các nhà toán học bắt buộc lần theo dấu vết của các sóng hấp dẫn (gravitational wave or ripples in space-time) hoạt động nhờ vào lực tác động.
🌟Tác nhân sẽ kích thích một lượng lớn sóng hấp dẫn thoát ra, và tạo nên sự ổn định khi những sóng này giảm dần. Và khi hiện tượng này xảy ra ta cần một hệ trục tọa- phép đo lường- cho phép bạn tính toán kích thước của các sóng. Một hệ đo lường chính giúp cho các nhà nghiên cứu nhìn thấy các sóng dẹp dần và biến mất.

🌟 Họ vẫn miệt mài nghiên cứu….

Loading

Rate this post