Một vài định nghĩa và khái niệm cơ bản trong thiên văn học

Một vài định nghĩa và khái niệm cơ bản trong thiên văn học:

1, Ngôi sao:

là một khối cầu khí, chứa chủ yếu Hidro và Heli, tự phát sáng (thường nhờ các phản ứng tổng hợp hạt nhân) và liên kết bằng lực hấp dẫn của chính nó, chính vì thế các ngôi sao thường có dạng hình cầu. Ngôi sao gần Trái Đất nhất chính là Mặt Trời của chúng ta.

2. Hành tinh (planet):

Là thiên thể quay xung quanh một ngôi sao, có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn làm nó có hình cầu. Hệ Mặt Trời của chúng ta hiện có 8 hành tinh. Những thiên thế có khối lượng nhỏ hơn nhưng lực hấp dẫn vẫn duy trì được dạng hình cầu được xếp là hành tinh lùn (như sao Diêm Vương, Ceres…). Nhỏ hơn nữa là các tiểu hành tinh. Cách gọi sao Thủy, sao Kim, sao Mộc… thực ra là một cách gọi sai lầm, do thói quen, trong thiên văn học cổ đại, con người đã khám phá bầu trời và đồng nhất chúng cũng như những ngôi sao khác.

3. Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)

là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh, thiên thể quay xung quanh, được giữ bằng lực hấp dẫn của chính Mặt Trời. Và có một điểm thú vị là Hệ Mặt trời của chúng ta ngoài 8 hành tinh, phía ngoài còn có vành đai Kuiper, vùng đệm và đám mây Oort, nơi xuất phát của đa số các sao chổi.

4. Tinh vân (nebula):

Là những đám mây bụi khí trong không gian vũ trụ, thường sáng hơn hoặc tối hơn không gian xung quanh. Một số tinh vân là nơi sản sinh ra những ngôi sao trẻ. Mặt trời của chúng ta theo một vài giả thuyết cũng được hình thành từ một tinh vân.

5. Thiên hà (galaxy):

là một tập hợp với số lượng lớn các ngôi sao trong vũ trụ (thường từ 10 triệu trở lên), chúng liên kết bằng lực hấp dẫn và thường có 1 tâm xác định. Những thiên hà ở gần nhau được gọi là quần thiên hà. Về cơ bản thiên hà có 3 dạng: xoắn ốc, elip và vô định.

6. Ngân Hà (Milky Way):

Chính là thiên hà của chúng ta đang sống, chứa Hệ Mặt Trời. Nó có đường kính 10 vạn năm ánh sáng, chứa từ 200 đến 400 tỷ ngôi sao. Milky Way của chúng ta chính là một thiên hà dạng xoắn ốc khổng lồ.

7. Lỗ đen (Black hole):

Là một vùng không – thời gian mà trường hấp dẫn khủng khiếp của nó ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng. Biên giới của lỗ đen hay hố đen gọi là “chân trời sự kiện”. Lỗ đen được hình thành bởi những ngôi sao có khối lượng từ 3 đến 4 lần Mặt Trời, là bước cuối cùng trong quá trình tiến hóa của ngôi sao đó. Những ngôi sao mà có khối lượng lớn hơn Mặt trời nhưng bé hơn giới hạn hình thành Lỗ đen khi chết biến thành những sao neutron, hay còn được gọi là các pulsar.

8. Chòm sao:

Là những vùng trời được phân định rõ ràng dựa trên một số ngôi sao. Hiện trên bầu trời được chia thành 88 chòm sao. Những ngôi sao thuộc các chòm sao đều thuộc Ngân Hà chúng ta, bởi các thiên hà khác là quá xa xôi để ta có thể thấy rõ các ngôi sao trong đó.

9. Hoàng đạo:

Là con đường Mặt Trời đi qua trên bầu trời trong 1 năm, được vẽ trong tưởng tượng, đi qua 12 chòm sao, gọi là 12 cung hoàng đạo. Mỗi 30, 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua 1 chòm trong 12 chòm sao đó. Sau 1 năm, nó hoàn thành con đường qua 12 chòm sao.

10. Big Bang (hổng phải thần tượng Hàn Quốc đâu mấy thím):

Giả thuyết ngày nay được chấp nhận rộng rãi nhất về nguồn gốc vũ trụ – Vụ nổ lớn hình thành nên vũ trụ. Xảy ra cách ngày nay gần 14 tỷ năm, từ một điểm “kỳ dị” ban đầu. Trước Big Bang, không – thời gian không tồn tại.

11. Những đơn vị đo khoảng cách thường dùng trong thiên văn:

Đơn vị thiên văn: 1Đvtv bằng khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt Trời, bằng khoảng cỡ 150 triệu km.

Năm ánh sáng (light year – viết tắt Ly), 1 NAS = 9 460 730 472 580,8 km, là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong vòng 1 năm. Tính ra 1Ly bằng khoảng 63 241 đơn vị thiên văn.

Parsec (ký hiệu pc): đơn vị thị sai 1 giây cung, 1 parsec bằng khoảng 3,26 Ly. Các ước của nó: 1 kpc (Kiloparsec) = 10^3 pc, 1 Mpc (Megaparsec) = 10^6 p, 1 Gpc (Gigaparsec) = 10^9 pc.


theo :https://www.facebook.com/hitokiri.battousai.712

#thiênvănhọc #ctbcb

Loading

5/5 - (2 bình chọn)