Một Số vấn đề cơ bản của Khoa Học

 

  • Mục đích Khoa Học
    Từ xa xưa, con người đã có mong muốn tìm hiểu về thiên nhiên, trả lời những câu hỏi khó hay giải quyết các vấn đề trong cuộc sống ( hình 1)Không có mô tả.

Những tri thức giải quyết vấn đề,… đó được con người tổng hợp lại thành một hệ thống các kiến thức để không bị rời rạc và tạo tính chuyên môn cao để dễ dàng giải quyết các vấn đề,… ví dụ: y học, toán học, xây dựng, … ( hình 2)

Không có mô tả.

Theo wiki, Khoa học (tiếng Anhscience) là hệ thống kiến thức về những định luậtcấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học.Không có mô tả.

Vậy có thể hiểu đơn giản, những vấn đề thực tiễn được con người giải thích hoặc diễn đạt một cách thuyết phục và được công nhận rộng rãi thì trở thành kiến thức. Sắp xếp các kiến thức đó theo trình tự logic và phân chia chúng ta sẽ được kho tàng kiến thức khoa học.

  • Phân loại Khoa Học và Liên Quan

*****  Về Phân Loại khoa học, dựa trên sơ đồ hình 2, ta thấy :Không có mô tả.

  1. Mục đích chính của khoa học là để ứng dụng vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề phục vụ cuộc sống => Khoa Học Ứng Dụng ( Kỹ thuật và công nghệ)
  2. Việc Khám phá về tự nhiên đã trở thành một phân loại khoa học => Khoa Học Tự Nhiên
  3. Mở rộng thêm và phân biệt về khám phá xã hội loài người. Dựa trên các yếu tố kinh tế, về tâm lý, .. hình thành thêm => Khoa Học Xã Hội
  4. Việc Biểu diễn Khoa Học, logic khoa học và các xuy diễn khác được gộp lại thành một kiểu khoa học riêng => Khoa Học Hình Thức ( ví dụ toán học, logic học, kinh tế lượng, khoa học máy tính,ngôn ngữ,… )Không có mô tả.

****** Về Liên quan tới Khoa Học

  1. Khi một giả thuyết khoa học được ra đời, người ta sẽ kiểm nghiệm xem sự chính xác của nó với thực tế => Khoa Học Thực nghiệm được ra đời.
    Ngoài ra, Khoa Học thực nghiệm còn có chiều ngược lại, từ những sự thật tự nhiên mà xuy đoán ra các định luât, tính chất của tự nhiên. Kiểm tra độ chính xác của tính chất và từ kết quả thực tế rút ra xuy luận, dự đoán về tính chất của sự việc, sự vật đó.
  2. Con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói, chữ viết. Toán học cùng một số ngành khoa học cơ bản được coi như cách giúp chúng ta giao tiếp và tìm hiểu tự nhiên với tính thuần túy => Khoa Học thuần túy và toán học.
    Khoa Học thuần túy và toán học là những ngành khoa học đi nghiên cứu những sự đơn giản nhất của bản chất vật chất và được chia như cách chúng ta học tại thời học sinh ( toán lý hóa sinh tin, địa tự nhiên)
    Chúng thuộc về mảng học đại cương cơ sở.
  3. Triết học là ngành học cơ bản của cơ bản. Nó Thuần túy hơn cả khoa học thuần túy. Sự tồn tại của nó có thể được sánh như những tiên đề cơ bản để xây dựng mọi thứ. Nó là cách hiểu của con người, là những vấn đề chung và cơ bản của con ngườithế giới quanvà vị trí của con người trong thế giới quan đó.
    Nó thể hiện sự thống nhất trong tri thức Khoa Học.
    Nó như gốc tọa độ, là cơ bản để hình thành nên các tư duy khoa học khác và thay đổi theo chúng.
    Nó mang tính trừu tượng, là ý thức của con người hiểu về thế giới quan vật chất.
  4. Việc thực hiện một vấn đề nào đó, giải quyết một việc nào đó. Cách để thực hiện nó có dễ nhớ không? Có thể thực hiện không? Có sai sót hay gặp các vấn đề gì khác không ? => từ đó các Phương Pháp Khoa Học được ra đời.
    Nhằm hạn chế những điều trên. Nhằm tạo sự tối ưu nhất việc tiếp nhận tri thức và ứng dụng thực tiễn của con người.
  5. Chuyên sâu thuộc về Khoa Học Thực nghiệm, Việc nghiên cứu nghiêm túc một vấn đề cụ thể. Có vấn đề, có lý luận, có thực tế và có mục đích. => Nghiên Cứu Khoa Học gồm có 4 loại:
    Nghiên cứu mô tả: đưa ra hệ thống tri thức để phân biệt, mô tả, so sánh sự vật, hiện tượng xung quanh.
    Nghiên cứu giải thích: làm rõ tính chất của quy luật chi phối hiện tượng, quá trình vận động của sự vật.
    Nghiên cứu dự báo: chỉ ra xu hướng vận động của hiện tượng, sự vật trong tương lai.
    Nghiên cứu sáng tạo: Nhằm tạo ra các quy luật, sự vật mới hoàn toàn.

 

 

  • Ý nghĩa một số cụm từ liên quanĐam Mê
    Đam mê(tiếng Anh: passion[1][2]) là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Cụm từ đam mê, trong quá khứ, thường thấy trong việc miêu tả tình yêu và dục vọng, cùng với “ham muốn”. Tại thời điểm hiện tại, từ đam mê được dùng chủ yếu vào việc diễn tả một sự khao khát trong sự nghiệp.
    ý nghĩa Đam Mê Khoa Học => khát khao cháy bỏng về mong muốn học tập, sáng tạo và xây dựng trong các bộ môn thuộc khoa học.

Khám phá

Khám pháphát hiện hay phát minh là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.

Ý nghĩa khám phá khoa học => mong muốn tìm tòi, hiểu sâu hơn về thế giới quan trong khoa học

Kỹ Thuật và Công Nghệ

Kỹ thuật (tiếng Anhengineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
Công nghệ (tiếng Anhtechnology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụmáy móckỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Chúng đều thuộc Khoa Học Ứng dụng, có sự kết hợp tính Khoa Học tự nhiên và phục vụ cho khoa học xã hội.

Loading

3/5 - (2 bình chọn)