Những dấu hiệu bạn đang có cha mẹ độc hại

 

Nói về cha mẹ độc hại không chỉ đề cập tới giai đoạn tuổi thơ mà bao gồm cả những bạn hiện tại đã lớn nhưng vẫn phải sống với bố mẹ, chịu sự áp lực từ bố mẹ

1. Vừa muốn con cái thương yêu mình lại vừa muốn con phải sợ hãi mình

Với kiểu cha mẹ này thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ tương đối căng thẳng, bởi vì ngoài sự yêu thương ra con cái còn phải cố gắng chú ý đến hành vi của cha mẹ để đoán tâm trạng của họ. Trẻ sống trong một gia đình như thế sẽ trở nên rất nhạy cảm, trẻ sẽ học cách để tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng động của chìa khóa rơi, hay tiếng bước chân trên cầu thang. Những đứa trẻ này sẽ liên tục sống trong sự sợ hãi và lo lắng, không biết điều gì sắp xảy ra.

2. Khuyến khích con mở lòng tâm sự sau đó lại mỉa mai, trách móc

Họ muốn con cái cởi mở, thành thật nói với họ tất cả, đôi khi họ ép buộc và làm cho con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc với cha mẹ. Nhưng sau khi chia sẻ với cha mẹ xong, cái mà họ nhận được chỉ là tổn thương, vì cha mẹ lại dựa vào những chia sẻ đó để làm khổ sở con cái.

3. Phải biết nghe lời cha mẹ nhưng nếu thất bại thì đó là lỗi của con

Trong trường hợp này, cha mẹ đối xử với con mình như một đối tượng để họ lập kế hoạch và muốn rằng con cái của phải theo đúng kế hoạch đó. Nhưng họ không quan tâm đến kết quả của việc kiểm soát toàn bộ. Nếu có gì sai, đó không phải lỗi của họ mà là lỗi của con.
3. Không bao giờ muốn con cái sống cuộc sống theo ý mình
Nếu ở một gia đình bình thường, cha mẹ sẽ giúp con dọn đồ để chuyển ra sống cuộc sống riêng của mình, thì đối với cha mẹ độc hại họ hoàn toàn không muốn con cái rời khỏi tầm mắt của mình, họ muốn kiểm soát ở mức tối đa có thể. Họ sẽ nói về những vấn đề tiêu cực khi con dọn ra ngoài ở như tiền thuê nhà, vấn đề ăn uống… họ muốn con mình bỏ ý định ra ở riêng.
4. Luôn nhắc con về những thứ bố mẹ đã trao cho
Những phụ huynh kiểu này cho con thứ gì đó mà con thực ra không cần nhưng nếu con từ chối sẽ lại vô cùng bực bội.
5. Cha mẹ của bạn luôn từ chối việc tôn trọng quyền riêng tư của bạn và quá quyết đoán về sự thống trị của họ.
Khi bạn cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập quá sâu của cha mẹ vào cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ bị buộc tội không tin tưởng vào cha mẹ. Ngay cả khi bạn đã ở riêng thì sự riêng tư của bạn cũng không là gì cả, vì bố mẹ bạn có thể sử dụng chìa khóa dự phòng khẩn cấp để tiến vào không gian riêng tư của bạn và rồi những câu hỏi đại loại như: “Tại sao chén bát lại bừa bãi không dọn rửa nhiều như vậy?”, “Tại sao phí phạm tiền bạc vào những món đồ nội thất như thế?”, “Tại sao không hỏi bố mẹ trước khi con mua chúng?” Những cha mẹ này sẽ chẳng tôn trọng cuộc sống và quyết định cá nhân của con cái bất kỳ lúc nào.
Trong cuốn sách “Tôi ổn, bạn ổn” của tác giả Thomas A.Harris có nhắc đến Cái tôi cha mẹ rằng: Cái Tôi Cha Mẹ ghi lại tất cả những lời la rầy, khiển trách, các phép tắc, luật lệ mà đứa trẻ đã nghe từ cha mẹ mình và thấy cách họ hành xử trong cuộc sống. I’m Ok – You’re Ok dùng một ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu nhất có thể để mô tả học thuyết tâm lý về cấu trúc nhân cách con người cũng như liệu pháp tâm lý áp dụng học thuyết ấy, với mục đích giúp càng nhiều người được lợi từ học thuyết này càng tốt.

Loading

Rate this post