Tuổi thọ trung bình ngày càng cao nhưng tại sao lại như thế?

Tuổi thọ trung bình ngày càng cao nhưng tại sao lại như thế?
Trước thế kỷ 19, tuổi thọ trung bình của con người dao động từ 30 đến 40 năm. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong công nghệ và y học, con số này đã tăng lên 72 vào năm 2016. Theo dự đoán của các chuyên gia, nó còn có thể tăng lên tới 125 vào năm 2070.
Hậu sinh trường thọ
Trước thế kỷ 19, tỉ lệ người chết trẻ cao hơn nhiều so với hiện nay, tình yêu hôn nhân chỉ đạt tối đa 10 – 20 năm, nhưng từ năm 1840, tuổi thọ trung bình đã tăng khoảng 3 tháng mỗi năm. Vì vậy, mỗi năm một người sẽ sống lâu hơn ba tháng so với những người sinh ra một năm trước đó. Thụy Điển một trong những quốc gia giữ được hồ sơ nhân khẩu học rất tốt, tài liệu cho thấy tuổi thọ phụ nữ năm 1840 là 45 nhưng đến nay tuổi thọ của họ đã tăng tới 83.
Theo báo cáo thống kê y tế thế giới hàng năm, một đứa trẻ sinh năm 2016 có thể sống khoảng 72 năm, nhiều hơn 5,5 năm so với một đứa trẻ sinh năm 2000 (có tuổi thọ trung bình 66,5 tuổi). Trong cuốn sách The Path (tựa Việt: Đường đến tự do) của Anthony Robbins cũng có nói tới chi tiết: ‘’Một người sinh vào năm 2020 được dự đoán sẽ sống thọ hơn ba tháng so với một người sinh năm 2019’’. Ngày nay, mọi người tìm cách sống lâu nhất có thể và nhanh chóng tìm kiếm các phương pháp điều trị thử nghiệm hoặc những đột phá mới nhất trong nền y học toàn cầu thay vì chỉ phó mặc cho trời, cho số phận như trước kia. Những người này biết càng sống lâu thì họ càng có nhiều khả năng gặp được một phát kiến nào đó có ích cho tình trạng của mình.
Tuy nhiên sống lâu hơn cũng không phải một điều quá tốt (đối với xã hội):
Sống lâu hơn về bản chất là bạn nhiều tuổi nhưng thực ra thì quá trình lão hóa có thể bắt đầu từ những năm 60-70 tuổi và kéo dài cho tới lúc một người ra đi. Lão hóa nói chung liên quan đến sự thoái hóa sức khỏe, sự mất cân bằng thể chất, chính điều này khiến mọi người không muốn sống lâu. Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố khách quan như hôn nhân, kinh tế, con cái và các mối quan hệ xã hội khác, nhất là trong bối cảnh cuộc sống hôn nhân đang bị tác động mạnh như hiện nay.
Theo các chuyên gia nhân khẩu học, xã hội sẽ ra sao nếu số người thọ trên 100 tăng nhanh, và khi dân số ngày càng lão hóa mạnh, trong khi đó tỉ lệ sinh đẻ lại giảm. Việc chăm sóc người già sẽ ra sao nếu nó vượt qua khả năng của xã hội hiện tại?

Loading

Rate this post