- NHỮNG CÁCH TRANH LUẬN KÉM SÁNG TRONG KHOA HỌC.
Đa phần chúng ta không phải một nhà khoa học, tôi cũng vậy ! tuy nhiên trong khi tranh luận hay phản biện các chủ đề về khoa học vẫn cần tôn trọng những quy tắc tối thiếu để đảm bảo cuộc tranh luận được diễn ra “suôn sẻ” và mang tính thuyết phục :
1/ Mọi luận điểm cần phải có dẫn chứng, kể cả luận điểm phản biện:
Ví dụ : “Con người chỉ sử dụng 10% não bộ” hay “tôi có thể chứng minh thuyết tương đối sai”
Muốn chứng minh luận điểm này bạn phải đưa ra các tài liệu khoa học, hoặc bài viết của một tạp chí chính thống chuyên về khoa học. Và điều quan trọng nhất là : không phải báo chí luôn đúng, nhất là những báo không chuyên như kênh14, soha…
Chúng ta nên để ý nguồn dịch thuật của những bài báo đó ở trang quốc tế nào, hay tác giả là ai.
Tại Việt Nam, tạp chí chuyên về khoa học uy tín nhất mình biết là tiasang.com.vn
Vì vậy nếu bạn không đưa ra được dẫn chứng cho khẳng định của mình, hoặc dẫn chứng không đủ sức thuyết phục thì cuộc tranh luận sẽ không có ý nghĩa và không mang tính khoa học.
2/ Không công kích cá nhân, miệt thị, bắt lỗi tiểu tiết :
Ví dụ : Bạn chắc gì đã giỏi hơn tôi ở lĩnh vực này nên bạn đừng thể hiện mình am hiểu khoa học, nhất là còn sai lỗi chính tả nữa.
Trong tranh luận khoa học, phân biệt Đúng – Sai là ở dẫn chứng chứ không phải đả kích người khác hay khoe mẽ tri thức bản thân để giành chiến thắng.
Có thể bạn là một người chuyên về Vật Lý nhưng không thể lấy sự hiểu biết của mình về lĩnh vực đó để bác bỏ mọi dẫn chứng hoặc luận điểm của người khác về chủ đề Hóa Học. Nên nhớ mọi cuộc tranh luận đều phải tuân thủ quy tắc [1].
3/ Không sử dụng triết học, tôn giáo trong tranh luận :
Ví dụ : Nếu bạn không chứng minh được Chúa không tồn tại, thì mọi luận điểm khoa học đều vô nghĩa.
Đây là câu nói thường thấy của những bạn thích “chơi chữ”, áp dụng vòng lặp vào luận điểm của mình, bắt người khác phải chứng minh mình sai.
Việc đối phương không chứng minh được luận điểm của bạn là vô lý không đồng nghĩa bạn ĐÚNG.
Ví dụ bạn nói rằng khoa học không thể chứng minh được trước thời điểm BigBang có gì nên có thể Chúa tồn tại.
“Hãy để khoa học được yên” – khoa học và tôn giáo là 2 lĩnh vực riêng biệt, chúng ta không nên đem chúng để so sánh hay phản biện với nhau, vì tôn giáo không hề có “dẫn chứng” , tôn giáo chỉ dựa vào đức tin nên không có giá trị trong các cuộc tranh luận khoa học.
Tôi chia sẻ điều này không có nghĩa tôi phản đối tôn giáo, bản thân tôi không theo đạo, nhưng tôi là người hữu thần.
4/ Mọi thứ chỉ là tương đối, khoa học cũng vậy.
Ví dụ : Hiện tại khoa học chưa khám phá được hết vũ trụ, nên mọi định luật cũng chỉ là tương đối, sẽ bị phá vỡ trong tương lai mà thôi.
Thực ra ngay luận điểm tốc độ ánh sáng là tốc độ tuyệt đối của vật chất trong vũ trụ mà Einstein đã chứng minh vẫn luôn bị chính các nhà khoa học tìm cách phá vỡ.
Tuy nhiên cho đến khi họ chưa chứng minh được Einstein sai thì chúng ta vẫn phải tôn trọng sự thật và dùng định luật đó như là một học thuyết khoa học chính thống.
Tôi phản đối việc dùng “thì tương lai” để phản biện “thì hiện tại”, tương lai chưa xảy ra và có thể không xảy ra nên không mang giá trị phản biện sự thật đang hiện hữu ở hiện tại và quá khứ.
Nếu các cuộc tranh luận liên quan đến không- thời gian, trọng lực, tốc độ tuyệt đối …. mà tôi dùng thuyết tương đối để dẫn chứng thì tôi ĐÚNG, không cần bàn cãi thêm.
5/ Mọi thứ chỉ là thuyết.
Ví dụ : thuyết tương đối chắc gì đã đúng, chỉ là thuyết mà thôi.
Đây là sự nhầm lẫn tai hại của những bạn không am hiểu về khoa học.
“Một thuyết hay lý thuyết khoa học là một cách giải thích một lĩnh vực nào đó của thế giới tự nhiên, căn cứ theo phương pháp khoa học, được kiểm nghiệm lặp lại, được sử dụng một phương cách quan sát và thực nghiệm đã được định sẵn. Những lý thuyết được cộng đồng khoa học công bố là đã đảm bảo đứng vững trước sự xem xét kĩ lưỡng và là một thể thức bao hàm toàn diện của kiến thức khoa học”
Trong ngôn ngữ không mang tính khoa học thường ngày, “thuyết” có thể dùng để chỉ điều gì đó không được chứng minh và một dự đoán, phỏng đoán, ý tưởng hoặc giả thuyết; cách dùng như vậy đối ngược với từ “thuyết” trong khoa học.
Thậm chí điều kiện để trở thành một “giả thuyết khoa học” cũng vô cùng khắt khe và phải thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học. Ví dụ : giả thuyết BigBang.
Vậy nên nhiều bạn lấy mấy giả thuyết “tự sáng tác” ra để tranh luận khoa học là vô nghĩa.
6/ Kết luận :
Tranh luận thực sự chính là bàn đạp để mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta tồn tại và phát triển, nếu không có sự đấu tranh trong sự thật thì nhân loại sẽ sớm tự đắc và diệt vong vì nghĩ mình đã hiểu hết mọi chân lý trong vũ trụ mà thôi.
Nhưng để một cuộc tranh luận diễn ra “tốt đẹp” và thành công, giúp mọi người cùng trao đổi, củng cố thêm kiến thức thì chúng ta cần văn minh hơn và áp dụng những quy tắc như tôi đã đề cập ở trên.
https://noron.vn/post/nhung-luan-diem-kem-sang-thuong-thay-khi-tranh-luan-ve-khoa-hoc-298271885212961010?rel=97249675912513845
Related posts:
Tại sao mũi của loài chó thường ướt và lợi ích của chúng là gì?
GIẬN QUÁ THƯỜNG MẤT KHÔN, VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CƠN GIẬN XUỐNG ĐÂY?
Tại sao phụ nữ nhiều khả năng muốn ly hôn và chia tay?
THUYẾT ÂM MƯU LÀ GÌ?
15 HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THÚ VỊ
Vì sao dụng cụ thí nghiệm được làm từ thủy tinh
Tử Thư - Cuốn sách của cái chết
Tuổi thọ trung bình ngày càng cao nhưng tại sao lại như thế?
NHỮNG ĐIỀM BÁO TÂM LINH GIÚP CỨU SỐNG TÍNH MẠNG.
ALBERT EINSTEIN NGHĨ GÌ VỀ THƯỢNG ĐẾ.?
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5