Lỗ giun

Mặc dù Einstein đã chà đạp không thương tiếc lên giấc mộng du hành vũ trụ của chúng ta với thuyết Tương Đối Hẹp, nhưng may quá ông lại còn nghĩ ra thêm Thuyết Tương Đối rộng. Hẹp thì kết nối khối lượng với năng lượng lại, trong khi Rộng lại đan quện thời gian với không gian vào nhau.

“Cách duy nhất để đạp đổ giới hạn tốc độ ánh sáng là thông qua thuyết Tương Đối rộng và sự bẻ cong không thời gian,” Kaku viết. Sự bẻ cong này được chúng ta gọi thông tục là “lỗ giun” hay “cầu Einstein-Rosen”, với giả định rằng nó sẽ giúp du hành một khoảng cách xa trong nháy mắt

Vào năm 1988, nhà vật lý lý thuyết Kip Thorne đã sử dụng các phương trình của thuyết tương đối rộng để tiên đoán về khả năng ‘mở khóa’ lỗ giun thông qua cái gọi là “vật chất tối”.

“Một điều phi thường là nếu thuần túy dựa vào các định luật vật lý lượng tử, việc tồn tại các “vật chất tối” hoàn toàn có thể xảy ra,” Thorne viết trong cuốn sách “Khoa học giữa các vì sao” của mình

Việc nghiên cứu vật chất tối thậm chí đã xuất hiện trong nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, tuy nhiên sau gần 30 năm kể từ ngày Thorne lần đầu đưa khái niệm này ra công chúng, kết quả nghiên cứu vẫn hầu như dậm chân tại chỗ

Niềm hy vọng về tính ổn định của vật chất tối, giờ đây hầu như chỉ có thể hy vọng vào một học thuyết rất hiện đại của thế kỉ 20 – Lý thuyết dây hay String theory – lý thuyết đi đầu trong hy vọng nối kết giữa trọng trường và thuyết lượng tử

Kết quả hình ảnh cho lỗ giun

Loading

5/5 - (5 bình chọn)