📌Nọc rắn là một chất dịch tiết ra trong tuyến nước bọt, được biến đổi đặc biệt để trở thành một loại độc. Mục đích chính của nọc độc là làm bất động con mồi và hỗ trợ rắn trong quá trình tiêu hóa.
📌Thành phần chính của nọc rắn là protein. Những protein độc hại này khi đi vào máu của các loài động vật sẽ tạo ra các phản ứng phá hủy nguy hiểm. Nọc độc cũng chứa các enzyme đặc biệt có tác dụng phá vỡ các phân tử với tốc độ nhanh, giúp việc tiêu hóa con mồi nhanh hơn. Enzyme hỗ trợ quá trình phân hủy carbohydrate, protein, phospholipids và nucleotide trong con mồi.
Một thành phần khác của nọc rắn là polypeptide. Những polypeptide này là yếu tố tạo nên tính nguy hiểm cho nọc độc. Có thể hiểu polypeptide là chuỗi các axit amin. Nó có thể phá vỡ chức năng tế bào và dẫn tới cái chết của tế bào.
📌Vậy thì việc rắn độc tự cắn mình có thể khiến chúng bị chết hay không?
Câu trả lời là CÓ. Nếu nọc độc của chúng tiêm vào trong máu hoặc do một con rắn khác tiêm vào, tác dụng của nọc cũng tương tự như khi rắn tiêm vào con người. Nói cách khác, một con rắn có thể tự sát bằng cách tự cắn, với điều kiện là nó tự tiêm nọc độc vào máu của mình.
📌Tuy nhiên có một trường hợp khác, đó là nếu con rắn nuốt phải nọc độc qua đường tiêu hóa. Liệu chúng có chết hay không?
Câu trả lời là KHÔNG. Bởi lẽ thành phần chính trong nọc độc là protein. Để độc tố protein có hiệu lực, chúng phải được tiêm hoặc hấp thụ vào các mô hoặc máu. Việc rắn nuốt phải nọc độc của chính nó không hề có hại, đơn giản vì các độc tố gây hại này sẽ bị phân hủy bởi axit dạ dày và các enzym tiêu hóa. Do đó nọc độc lúc này không còn nguy hiểm nữa.
📌Ngoài ra, con người ta khi uống độc rắn cũng có thể không chết. Trong điều kiện ống tiêu hóa khỏe mạnh (không bị viêm loét…). Nọc rắn có bản chất là protein, kích thước lớn hơn lỗ màng của màng tế bào nên nó không thể xâm nhập vào tế bào được. Khi ống tiêu hóa bị tổn thương, độc xâm nhập vào máu và gây chết. Còn ống tiêu hóa khỏe mạnh bình thường thì nó sẽ bị phân hủy bởi Enzyme của hệ Tiêu hóa thôi.

Related posts:
SEPPUKU - NGHI LỄ TRANG TRỌNG CỦA VÕ SĨ
NGÂN HÀNG MÔ VINMEC NHẬN CHỨNG NHẬN AABB HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Trùng Khánh: Sấm sét xuất hiện nhiều nơi, mưa đá to như nắm tay ☄️☄️☄️
4 Cách giúp não bộ trở nên sáng tạo:
KHOA HỌC LÀ GÌ?
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
7 KỲ QUAN CỦA THẾ GIỚI CỔ ĐẠI.
Khi ai đó cứ nhìn chằm chằm bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Làm ra điện từ “mặt trời nhân tạo” – giấc mơ vĩ đại sẽ thành hình? (Kỳ 1)
Kill Hitler Paradox - Nghịch lý Hitler
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5
Đánh giá rủi ro và mối quan tâm tăng lên về công nghệ Nano
Công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô nguyên tử, phân
Th5
Định nghĩa về Công nghệ Nano
Công nghệ nano là một lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo liên
Th5
Đặc điểm milky way
Sự hình thành Miky Way được hình thành từ một hoặc một số vùng nhỏ
Th5
Lịch sử nghiên cứu thiên hà
Sở đi chúng ta nhìn thấy thiên hà Milky Way như một dải sáng rất
Th5