MÁY BAY TÀNG HÌNH CÂU CHUYỆN VỀ ANH NINJA VÀ ANH SAMURAI

MÁY BAY TÀNG HÌNH
CÂU CHUYỆN VỀ
ANH NINJA VÀ ANH SAMURAI

Các loại tàng hình

Đầu tiên, xin xác định rõ thế nào là “tàng hình”, có 3 điểm để xác nhận tính năng tàng hình của nó.

1. Tàng hình quang học:

tức là ngụy trang, thường thì các may bay thế hệ 4, 4.5 sẽ chú trọng màu sơn, dưới bụng sơn trắng, trên lưng sơn màu sẫm. Điều này làm cho khi nhìn bằng quang học, mắt thường sẽ khó nhìn thấy máy bay. Trong khái niệm này vẫn phải nói rõ với nhau rằng mức độ ồn của máy bay vẫn phải được lưu ý tới.

2. Tàng hình phác thải nhiệt,

tức là khi vận hành, nó phải ở mức phác thải nhiệt kém, nếu không các thiết bị hồng ngoại, tên lửa track nhiệt sẽ dễ dàng phát hiện ra nó và đánh chặn. Đây là lý do vì sao máy bay tàng hình được thiết kế rất đặc biệt, ống xả động cơ thường làm phía trên (B2, còn mấy anh F35, F22 thì xài công nghệ mới phát thải nhiệt chấp nhận được).

3. Khái niệm về “diện tích phản xạ radar”.

Đây chính là công nghệ tiên quyết quyết định thành bại của máy bay tàng hình. Nó nằm ở vật liệu chế tạo, sơn hấp thụ sóng radar, thiết kế hình học tán xạ sóng radar…

Bài viết này tập trung vào 2 điểm:

A. Công nghệ tàng hình Plasma (không phải loại đang được các nước TQ, Mỹ, Nga dùng đã nói bên trên).
B. Lợi và hại của máy bay tàng hình.

A. Công nghệ tàng hình Plasma:

Công nghệ tàng hình Plasma có thể trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95, Tu-160 cho khả năng vượt qua mọi loại radar trên thế giới.

Ngay từ thời Liên Xô, các nhà khoa học đã có ý tưởng sản xuất các phương tiện tàng hình dùng trong mục đích quân sự từ những năm 40 của thế kỷ trước. Nhưng mãi đến những năm 60, ý tưởng này mới dần trở thành hiện thực nhờ một phát hiện rất ngẫu nhiên: Năm 1961, lần đầu tiên Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1. Nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới Ga-ga-rin đã bay vòng quanh trái đất trong thời gian 90 phút và hạ cánh an toàn xuống vùng lãnh thổ Xi-bê-ri của Liên Xô cũ. Khi khoang đổ bộ của tàu Phương Đông 1 đi vào lớp khí quyển dày đặc với tốc độ rất cao thì Trung tâm điều khiển vô tuyến mất liên lạc với Ga-ga-rin. Trên màn hình ra-đa, mục tiêu cũng biến mất. Cả Trung tâm điều khiển hồi hộp nín thở. Khi khoang đổ bộ bung dù để chuẩn bị hạ cánh, việc liên lạc lại trở lại bình thường. Lúc bấy giờ người ta chưa lý giải được nguyên nhân vì sao mất thông tin liên lạc và tín hiệu ra-đa cũng bị mất. Tiếp sau Ga-ga-rin, các nhà du hành vũ trụ khác cũng rơi vào trường hợp tương tự. Sau đó người ta mới khám phá ra một điều: Khi khoang đổ bộ đi vào lớp khí quyển dày đặc, ma sát giữa vỏ tàu và không khí đã làm cho lớp không khí xung quanh tàu bị đốt nóng ở nhiệt độ rất cao và bị i-on hoá và nó được gọi là hiện tượng Plasma. Khi lớp không khí xung quanh vỏ tàu bị i-on hoá, sóng điện từ không thể đi qua lớp Plasma này và cũng không thể phản xạ trở lại mà bị hấp thụ hoàn toàn. Từ đây, ý tưởng về phát triển công nghệ tàng hình dựa trên nguyên lý Plasma của Nga ra đời.

Sau nhiều lần thử nghiệm, Nga đã chế tạo thành công máy phát Plasma và lần đầu tiên được lắp trên máy bay ném bom chiến lược Tu-16. Khi máy bay hoạt động, máy phát này sẽ tạo ra một dòng không khí bị i-on hoá bao phủ toàn bộ thân máy bay. Khi máy bay bay với tốc độ càng cao thì lớp không khí bị i-on hoá càng tăng lên, tạo ra dòng Plasma thứ cấp càng lớn và khả năng tàng hình của máy bay càng tăng lên.

Ưu điểm của máy bay tàng hình Nga

– Với công nghệ tàng hình Plasma, tín hiệu điện từ phát ra từ các đài ra-đa và các phương tiện thông tin vô tuyến hầu như bị hấp thụ hoàn toàn và các đài ra-đa của đối phương hầu như bị “mù tuyệt đối”, kể cả ra-đa ở dải sóng mét và sóng mi-li-mét.

– Với một máy phát Plasma có khối lượng khoảng hơn 100 kg được lắp ở phần đầu của mỗi chiếc máy bay mà hầu như không phải thay đổi nhiều về thiết kế, nên nó có thể được lắp đặt ở bất kỳ loại máy bay nào, kể cả máy bay ném bom, máy bay tiêm kích và máy bay vận tải quân sự. Tuy nhiên, máy phát Plasma của Nga hiện nay chủ yếu được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược tầm xa TU-16. Nó cũng có thể được lắp đặt trên các loại máy bay ném bom chiến lược mới hơn như TU-95, TU-160.

– Máy phát Plasma có thể hoạt động bất cứ lúc nào nên phi công không cần phải khởi động trước mà đợi cho đến khi bay gần tới khu vực tác chiến mới mở máy. Như vậy sẽ tiết kiệm được năng lượng và nhiên liệu trong quá trình hành quân.

– Máy bay bay với tốc độ càng cao thì lớp không khí xung quanh bị i-on hoá càng nhiều và khả năng tàng hình đối với ra-đa đối phương càng lớn. Các loại tên lửa phòng không được điều khiển bằng vô tuyến hầu như bó tay trước các loại máy bay tàng hình của Nga.

Nhược điểm của máy bay tàng hình Nga

– Khi máy phát Plasma hoạt động, lớp không khí xung quanh máy bay bị i-on hoá nên cả máy bay sáng rực như một dải sao băng. Do đó, MBTH bằng công nghệ Plasma của Nga chỉ có thể tàng hình đối với các loại ra-đa nhưng không thể tàng hình đối với các phương tiện quan sát bằng quang học, hồng ngoại và mắt thường. Bởi vậy, nếu máy bay bay ở độ cao thấp và trung bình sẽ bị các phương tiện pháo phòng không điều khiển bằng máy ngắm quang học hoặc tên lửa tự dẫn bằng hồng ngoại bắn hạ dễ dàng. Muốn an toàn, máy bay phải bay ở độ cao ngoài tầm hoả lực của pháo phòng không và tên lửa tự dẫn bằng hồng ngoại.

– Khi máy phát Plasma hoạt động thì máy bay cũng không thể liên lạc bằng vô tuyến với sở chỉ huy mặt đất cũng như sở chỉ huy trên không mà phải tự dẫn đường và độc lập tác chiến.

Tuy nhiên, trong tương lai gần lực lượng Không quân Nga sẽ được trang bị máy bay tiêm kích đa năng thế hệ hệ thứ 5 loại Sukhoi PAK FA T-50 có hình dạng kết cấu và tính năng tàng hình gần tương tự như loại F-22 Raptor của Không quân Mỹ.

B. Lợi và hại của máy bay tàng hình:

– Không nghi ngờ gì nữa, khi máy bay tàng hình (kiểu hiện tại, bằng dạng hình học tán xạ radar, sơn hấp thụ song radar, và thiết kế ống khí xả…) chính là ưu thế đối đầu trên không, cũng như các nhiệm vụ do thám, ném bomb chiến lược và cả nhiệm vụ răng đe hạt nhân.

– Tuy nhiên phát triển máy bay tàng hình hiện nay thật sự chưa chắc đã ưu thế tuyệt đối lên đối phương khi mà các dạng radar được nghiên cứu đặc biệt để phát hiện “lũ ninja” này:

Radar đa tần:

Đây là dạng radar đặc thù phát triển để phát hiện máy bay tàng hình phổ thông hiện nay, bởi vì máy bay tàng hình (MBTH) hiện đại sử dụng các dạng hình học tán xạ sóng radar cho nên sóng radar không quay trở lại được trạm phát như radar thông thường. Cho nên, họ sử dụng các trạm radar khác nhau để thu sóng.

Vd: thay vì dùng những trạm radar phát sóng giống nhau, ta sử dụng giả định là 3 sóng: trạm A phát sóng x, trạm B phát sóng y, trạm C phát sóng z. Với các loại sóng siêu tần chuyên dụng (bí mật công nghệ). Khi một MBTH rơi vào vùng phát hiện của tổ hợp trạm thì có dạng sau:

Trạm A bắt được sóng y và z ở thời gian t1, trạm B bắt được sóng x và sóng z ở thời gian t2, trạm C bắt được sóng x và y ở thời gian t3. Đối chiếu với nhau sóng x, y, z được phát khi nào ở từng trạm sẽ có được vị trí tương đối của “vật lạ” mà mỗi trạm không tự nó phát hiện bằng sóng của nó (tương tự như cách định vị của vệ tinh GPS).

Nhìn chung, đây là nguyên tắc cơ bản, ai cũng hiểu và biết cách để thực hiện, nhưng công nghệ sóng gì, cách bố trí, độ chính xác có tin cậy hay không mới là vấn đề. Hiện tại, Nga là nước đầu tiên tự tin có thể đối đầu với máy bay tàng hình của địch. Tuy nhiên, phương pháp này được gọi là “thụ động”, như nhện giăng bẫy vậy, đợi địch vào mà tóm chứ chưa có cách phát hiện bằng các radar sử dụng trên máy bay tiêm kích hiện nay.

Và dù vậy MBTH vẫn có điểm yếu riêng của nó:

1. Nó hy sinh dạng khí động để tản xạ sóng radar, nên bản thân nó thiên về cường kích (ném bomb) hơn là tiêm kích, máy bay tiêm kích (không chiến) có dạng khí động rất nhanh lẹ, thao lượn rất linh hoạt như các dòng Su của Nga. MBTH không thể có dạng thiết kế như vậy được, nó sẽ có diện tích phản xạ radar cao.

2. Cũng vì lý do trên nên nó phải giấu tất cả các vũ khí của nó vào trong bụng, vì vũ khí có diện tích phản xạ radar cao hơn bản thân máy bay nên phải giấu, cho nên nó không mang nhiều vũ khí được.

3. Nó không được bay quá nhanh, nếu bay quá nhanh nó sẽ giảm hoặc mất tính năng tàng hình vì độ ồn và ma sát bề mặt với không khí làm nó nóng lên, khó thoát các thiết bị tầm nhiệt.

4. Để tàng hình, nó phải hy sinh lớp “da” bằng chất liệu sơn hấp thụ sóng radar, có nhiều bằng chứng cho rằng lớp sơn này rất nhạy cảm với thời tiết, làm cho việc sử dụng, bảo trì nó rất khó khan. Liên tục những trục trặc xảy ra với F22, F35 của Mỹ là do thay đổi thiết kế sao cho phù hợp với lớp vật liệu này, kể cả nắp kính buồng lái.

5. Mặc dù là tàng hình, nhưng khi nó tấn công người khác nó vẫn phải chiếu radar, hoặc ngắm chùm hồng ngoại, laser… bất kỳ phương pháp ngắm nào của nó, lúc đó, giống như người lính đang nấp và bật đèn pin lên vậy. Cho nên có thể nó sẽ diệt được nạn nhân của nó với tính bất ngờ, nhưng đồng đội của nạn nhân của nó sẽ có thể bắn trả vào nó, trong chiến thuật không chiến đội hình gọi là “trade”.

5 điểm trên cho thấy, MBTH là món đồ chơi đắt tiền, nhạy cảm, và tính hiệu quả rất xa xỉ, kiểu như cái đồng hồ iWatch thật đẹp, thật lộng lẫy, nhưng không thể nồi đồng cối đá như đồng hồ Casio G.Shock là vậy. Cùng là tính năng xem giờ, nhưng chưa biết ai hơn ai. Nếu là mình, mình sẽ tiếp tục đầu tư vào dòng F18 hai người lái đa nhiệm, tấn công theo đội hình “một người thấy cả team cùng thấy” như vậy hiệu quả hơn.

Có thể ví von MBTH và máy bay đa nhiệm như F18 là như anh Ninja và anh Samurai, anh Ninja đánh lén thì được, chứ bước ra đấu kiếm với anh Samurai thì chịu, chỉ có chết.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)