Lý do tiền lương của nam thường cao hơn nữ?

Chênh lệch tiền lương theo giới tính vẫn đang diễn ra mỗi ngày tại thế kỉ 21 nhưng cũng không quá khủng khiếp. Tuy nhiên, cách đây không lâu, chênh lệch tiền lương theo giới tính thậm chí còn kinh khủng hơn nhiều so với hiện nay. Sự chênh lệch đã giảm đáng kể trên toàn cầu kể từ giai đoạn hai của quá trình công nghiệp hóa.
Nguyên nhân chênh lệch tiền lương thời nay:
Chênh lệch tiền lương theo giới tính là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau: nam giới giữ những chức vụ cao hơn và làm việc trong những lĩnh vực trả lương cao hơn; ảnh hưởng bất lợi của việc nghỉ thai sản và chăm con đối với sự thăng tiến trong nghề nghiệp và thời gian làm việc được trả lương; cùng những hình thức phân biệt đối xử trắng trợn khác.
Ngược dòng lịch sử:
Vào năm 1820, trung bình một phụ nữ làm việc ở Mỹ chỉ được trả lương bằng 30% tiền lương của nam giới. Năm 1890, tổng tiền lương của phụ nữ bằng 46% lương của nam giới và đến Thế chiến II, con số này đã tăng lên khoảng 60%.
Hiện tượng rút ngắn chênh lệch tiền lương theo giới tính đã diễn ra đồng thời với việc phụ nữ được cắp sách đến trường nhiều hơn. Vào năm 1840, tỉ lệ biết chữ của nam giới Anh là 67% so với 50% ở nữ giới, trong khi vào cuối thế kỷ này, khoảng cách đó đã thu hẹp đáng kể với hơn 90% nam giới và phụ nữ đều biết chữ. Người ta cũng quan sát thấy diễn biến tương tự ở các quốc gia Tây Âu trong quá trình công nghiệp hóa cũng như ở khắp các nước đang phát triển trong thế kỷ 20.
Vậy tại sao tới thời điểm hiện tại, tiền lương của nam và nữ không quá chênh lệch nữa?
Vào đầu thế kỷ 19, khi tự động hóa trong ngành dệt may làm giảm nhu cầu về vải dệt bằng tay do phụ nữ làm trong các xưởng tại nhà, chênh lệch tiền lương theo giới tính ở Anh đã tăng lên và tỉ lệ sinh cũng tăng. Nhưng trong suốt thế kỷ đó, chênh lệch tiền lương theo giới tính đã giảm ngoạn mục trong nhiều ngành, một phần do quá trình sản xuất được cơ giới hóa nhanh chóng và tầm quan trọng ngày càng tăng của các kỹ năng trí tuệ. Từ năm 1890 đến năm 1980, những ngành công nghiệp ở Mỹ từng trải qua sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng cũng chứng kiến tỉ lệ việc làm của phụ nữ tăng lên so với nam giới.
Mức lương tăng của phụ nữ có những tác động trái ngược nhau đến tỉ lệ sinh. Một mặt, tiền lương của phụ nữ tăng giúp nới lỏng sự ràng buộc về ngân sách gia đình và cho phép họ có thể đẻ nhiều con hơn. Nhưng mặt khác, mức lương cao hơn của phụ nữ làm tăng chi phí cơ hội của việc đẻ nhiều con cũng như việc kết hôn sớm của phụ nữ, điều đó khiến họ muốn kết hôn muộn và giảm tỉ lệ sinh.
Trong cuốn sách Hành trình nhân loại, tác giả Oded Galor đã có những phân tích sắc sảo xoay quanh câu chuyện về sự bất bình đẳng giàu nghèo từ những vấn đề đơn giản nhất như sự chênh lệch lương nam và nữ cho tới những vấn đề phức tạp như vị trí địa lý, mức sống mỗi khu vực, … Cuốn sách này tương đối ngắn, tuy nhiên lại rất toàn diện.

Loading

Rate this post