Chưa chứng minh được không có nghĩa là nó ko tồn tại.

” hãy chứng minh rằng nó ko tồn tại đi”
” thuyết nhật tâm của Copernic ban đầu có ai thừa nhận ko? Nhưng sự thật là trái đất vẫn quay quanh mặt trời đó thôi.”
….
Đó là một trong những câu ngụy biện phổ biến nhất của dân crackpot, những nhà khoa học youtube hay những người ko bình thường. Điểm chung của họ là ko phân biệt đâu là niềm tin và đâu là sự thật. Và mình sẽ phản biện từng phần như sau:

Mệnh đề thứ nhất : “chưa chứng minh được ko có nghĩa là nó ko tồn tại” điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó lại được họ suy diễn theo kiểu ngược lại ” chưa chứng minh được thì nó chắc chắn sẽ tồn tại”
Vậy ta chỉ có thể kết luận rằng ” điều gì chưa chứng minh được thì có thể nó tồn tại hoặc ko, khả năng chỉ là 50%” vậy nên khi có phát biểu thì nên nói” theo niềm tin của tôi, hoặc tôi tin rằng…” nghe nó sẽ khiêm tốn hơn. Vũ trụ này đâu có dễ dãi tới mức cái quái gì cũng có thể xảy ra được đâu😀

Mệnh đề thứ 2: “hãy chứng minh nó ko tồn tại đi”
Đây thực ra chỉ là một lối cãi cùn khi họ đuối lý, vì nó thật sự phi logic, họ tưởng tượng ra một con ma, sau đó họ lại kêu ngkhác phải chứng minh con ma đó ko tồn tại, nếu ko phủ định được thì mặc định con ma đó tồn tại. Đó là cách họ ” hiện thực hóa” những niềm tin ảo ảnh và những lý thuyết hoang đường vô căn cứ” kiểu như họ bảo ko gian có nhiều chiều hơn là 3 chiều thông thường, suy diễn từ một tờ giấy 2D cuối cùng kết luận rằng ko gian này có nhiều chiều. Vậy ra công trình nghiên cứu khoa học của họ chỉ là một tờ giấy chứ ko hề có một phương pháp nào để thực nghiệm và xác minh. chứng minh một thứ gì đó tồn tại thì đó là trách nhiệm của người đề ra nó, sao lại bảo ngkhác phải chứng minh ngược lại? Nói kiểu này thì con nít cũng làm được mà.

Câu cuối cùng, họ hay viện dẫn sự kiện lịch sử về Copernic để bổ sung thêm uy tín cho những niềm tin vô căn cứ đó. Nhưng họ ko biết rằng bản chất sự kiện đó là cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo, cuối cùng khoa học đã chiến thắng nhờ những phương pháp quan sát đo đạc và tính toán thực nghiệm chuẩn xác,và sự thật được phơi bày. Giờ đây họ lại dùng những phương pháp phản khoa học phi logic để viện dẫn cho các niềm tin hoang đường đó, họ đang dùng niềm tin và tín ngưỡng để đạp đổ phương pháp khoa học vốn đã mang lại rất nhiều thành tựu vĩ đại cho nhân loại như là điện, internet, xe và smartphone…

Và cuối cùng lý do tại sao đa số ngta lại nhầm lẫn giữa niềm tin và sự thật? Bởi lẽ ” Tin vào một thứ gì đó có nghĩa họ cho rằng nó đúng, mà cái đúng thì mặc định nó là sự thật”. Vậy để tránh nhầm lẫn như vậy ta cần có một bộ óc thật tỉnh táo, muốn phân biệt rõ ràng cần có một quá trình chứng minh logic chặt chẽ thuyết phục, nếu ko tuân theo được nguyên tắc đó thì nên chấp nhận nó ở dạng niềm tin cá nhân, nếu có nhiều người tin giống vậy thì nó cũng chỉ là ” niềm tin tập thể đám đông” mà thôi.

Loading

Rate this post