TẤT CẢ CÁC THIÊN HÀ XUNG QUANH ĐỀU ĐANG RỜI XA TRÁI ĐẤT
Vậy phải chăng Trái Đất chính là trung tâm của vũ trụ?
Năm 1965, hai nhà vật lý Mỹ làm việc ở phòng thí nghiệm của hãng Bell Telephone ở New Jersey là Arno Penzias và Robert Wilson đang tiến hành trắc nghiệm một máy dò sóng cực ngắn rất nhạy.
Penzias và Wilson rất băn khoăn khi họ phát hiện ra rằng máy dò của họ đã ghi được quá nhiều tiếng ồn (background noise) hơn mức cần thiết. Tiếng ồn này dường như không đến theo một phương đặc biệt nào. Đầu tiên họ phát hiện có phân chim trong máy, sau đó họ đã kiểm tra mọi khả năng có thể hỏng hóc, nhưng tất cả đều bị loại trừ.
Tiếng ồn thái quá ở đây lại như nhau theo mọi phương mà họ hướng đầu dò tới và như vậy nó phải tới từ bên ngoài khí quyển. Tiếng ồn này cũng như nhau cả ngày lẫn đêm trong suốt cả năm bất kể trái đất vẫn quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Điều này chứng tỏ bức xạ phải tới từ bên ngoài hệ mặt trời, thậm chí từ ngoài cả thiên hà chúng ta, vì nếu không nó sẽ thay đổi khi chuyển động của trái đất làm cho máy dò hướng theo những hướng khác nhau.
Thực tế, chúng ta biết rằng bức xạ đó tới được chúng ta đã phải đi qua phần lớn vùng vũ trụ quan sát được và vì nó như nhau theo các phương khác nhau nên vũ trụ cũng cần phải như nhau theo mọi phương, nếu chỉ xét trên qui mô lớn.
Thoạt nhìn thì bằng chứng của Penzias và Wilson – đã xác nhận rằng vũ trụ nhìn như nhau theo bất kỳ hướng nào mà chúng ta quan sát – từ đó dẫn đến ý nghĩ cho rằng có một cái gì đó đặc biệt về vị trí của chúng ta trong vũ trụ.
Thậm chí, có thể nghĩ rằng nếu chúng ta quan sát thấy tất cả các thiên hà khác đang chuyển động ra xa chúng ta, thì chúng ta cần phải ở trung tâm của vũ trụ.
Nhưng sự thật không phải như vậy.
khi vũ trụ được quan sát từ bất kỳ một thiên hà nào khác, nó cũng giãn nở như nhau theo mọi hướng.
Giả sử không thời gian như một quả bóng bay, chúng ta hãy lấy chiếc bút và vẽ các thiên hà lên trên đó, sau đó thổi quả bóng bay đó to lên, tương tự như việc vũ trụ đang giãn nở. Và ta thấy điều kì diệu là các thiên hà được vẽ thì đều rời xa nhau cho dù lấy bất cứ thiên hà nào làm mốc quan sát.
Nên về cơ bản, vũ trụ đang giãn nở theo mọi hướng tính từ điểm khởi đầu là BigBang tương tự như một quả bóng đang được thổi căng.
Kết bạn với mình để nhận thông báo khi có bài viết mới nhé.
Bài full tại đây :
https://ereka.vn/post/vu-tru-gian-no-theo-huong-nao-2790271227829053?rel=97249675912513845
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5