BỌ LÁ -BẬC THẦY NGỤY TRANG TRONG TỰ NHIÊN

BỌ LÁ -BẬC THẦY NGỤY TRANG TRONG TỰ NHIÊN

Côn trùng có dạng lá màu xanh. Thân dài 95 mm. Hai cánh trên dài và rộng, có màu xanh và hình cái lá. Hai cánh dưới hình quạt nan, có nhiều vân và trong suốt, Đốt ngực giữa dài hơn hai đốt ngực trước và sau. Bụng có dạng dẹt mỏng theo hướng lưng bụng. Đôi chân trước, đốt ống có riềm mỏng rộng hơn nhiều, càc riềm này cùng có màu xanh và trông giống như cây lá bị rách. Hai đôi chân tiếp theo cũng có viền như đôi chân trước nhưng nhỏ hơn.

Sinh học:

Bọ lá biến thái không hoàn toàn. Trứng nở ra ấu trùng có dạng như trưởng thành, chỉ khác cánh chưa phát triển và chưa thành thục về sinh học. Bọ lá thuộc về côn trùng hiếm và số lượng loài và ít về cá thể. Tuy nhiên bọ lá lại có hiện tượng bùng nổ về số lượng. Hiện tượng này đến nay vẫn chưa biết rõ cần phải nghiên cứu.

Nơi sống và sinh thái:

Bọ lá chỉ sống ở vùng nhiệt đới, sống trên các cành cây trong rừng ẩm, ít thấy trên các cây cỏ ở mặt đất. Bọ lá thường bị bò sát, chim tấn công và một số ong ký sinh, ruồi ký sinh tấn công trứng của chúng.

Phân bố:

Việt Nam: vùng rừng các tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay mới có tài liệu công bố thấy ở Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình (Cúc Phương).

Thế giới: Ấn Độ, các nước Đông nam Á và Nam Trung Quốc.

Giá trị sử dụng:

Bọ lá được dùng làm ví dụ và tính đa dạng của côn trùng trong các sách về sinh học, Được lưu trữ mẫu ở bảo tàng thế giới.

Loading

Rate this post