Con người từng hy vọng một ngày nào đó có thể tạo ra những trái tim nhân tạo để cấy vào cơ thể người. Ước mơ đó giờ đây đã được các nhà khoa học Israel giúp tiến gần hơn với thực tế.
Công Nghệ in 3D
In 3D hay còn gọi là Công nghệ bồi đắp vật liệu, là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong In 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được tạo ra từ một mô hình 3D hoặc các nguồn dữ liệu điện tử khác.
Theo CNET, nhóm nghiên cứu tại đại học Tel Aviv (Israel) đã thành công trong việc tạo ra một trái tim nhân tạo nhờ công nghệ in 3D. Đáng chú ý khi vật liệu tạo ra trái tim không phải nhựa composite mà chính là mô và mạch máu người.
Trái tim nhân tạo, kết quả của công trình khoa học này chỉ bằng trái tim của một chú thỏ, nhỏ hơn nhiều so với kích thước tim người thật. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, đây vẫn đánh dấu một bước đột phá trong việc nghiên cứu, tìm ra các bộ phận thay thế cho cơ thể người.
Giáo sư Tal Dvir, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, đây là lần đầu tiên loài người tạo ra được một trái tim nhân tạo bằng công nghệ 3D với đầy đủ các tế bào, mạch máu, tâm nhĩ hay tâm thất. Những nỗ lực trong quá khứ tìm giúp tạo ra một trái tim như thật, thế nhưng nó không có cấu tạo từ các tế bào và mạch máu như ở cơ thể người, Giáo sư Tal Dvir nói.
Vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đang tìm cách ứng dụng công nghệ in 3D nhằm giúp chữa lành các bộ phận trên cơ thể. Trước đó, một nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Toronto (Canada) từng sử dụng một công nghệ tương tự để tiến hành in da lên vết thương.
Một nhóm các nhà nghiên cứu khác thuộc đại học Minnesota (Mỹ) cũng đã thành công trong việc sử dụng công nghệ tương tự để tạo ra hộp sọ trong suốt của loài chuột nhằm giúp con người hiểu rõ hơn về hoạt động của bộ não.
Với nhóm nghiên cứu của đại học Tel Aviv, họ đã trích xuất mô mỡ từ bệnh nhân và sử dụng nó như một loại “mực in”. Các nhà nghiên cứu đang phải đối mặt với một vấn đề rằng trái tim được tạo ra từ công nghệ in 3D không có khả năng bơm máu dù nó vẫn có thể co bóp. Do vậy, họ đã quyết định sẽ thử nghiệm trái tim nhân tạo này trong cơ thể một loài động vật sống.
Trong tương lai, rất có thể công nghệ in 3D sẽ tạo ra một nguồn mô tạng quan trọng cung cấp cho việc thay thế và điều trị trên cơ thể người.
Related posts:
khi nào thì bạn nổi da gà
Sinh vật sống và lượng tử
Đặc điểm milky way
5 PHÚT HIỂU NGAY THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN
Nhện dùng ròng rọc tơ kéo con mồi to gấp 50 lần
GIẬN QUÁ THƯỜNG MẤT KHÔN, VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CƠN GIẬN XUỐNG ĐÂY?
VINUNI LÀ ĐẠI HỌC TRẺ NHẤT CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẠT
NASA rót vốn đầu tư cho hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất Hệ Mặt Trời, đặt tại phần tối của ...
Loài sinh vật chỉ cần ăn duy nhất một lần trong đời rồi lượn lờ dưới ánh nắng là không bị chết đói.
"01/02/1945 - Đêm thảm sát bí ẩn của tự nhiên"
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5