NÊN HAY KHÔNG VIỆC HÂM LẠI ĐỒ ĂN NHIỀU LẦN TRONG DỊP TẾT?

👌
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh…”
Thịt mỡ, dưa hành,…từ lâu đã là những “thuần phong cổ thực”
mang nét đặc trưng trong dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam. Thế nhưng người Việt ta hay có tính tiết kiệm, nhất là trong ăn uống – dùng đồ ăn thừa để hâm lại nhiều lần và dùng tiếp. Ít ai lại biết rằng việc làm này đã vô tình gây hại đến sức khỏe của bản thân và gia đình rất lớn. Đặc biệt là trong dịp Tết, khi đồ ăn còn thừa quá nhiều!
-Thế tại sao không nên hâm đồ ăn lại nhiều lần?Có thể là hình ảnh về thực phẩm
Thứ nhất, xét về độ tươi ngon của đồ ăn:
+ Thức ăn hâm lại nhiều lần sẽ bị mất đi độ tươi ngon, làm giảm đi khả năng ăn uống.
+ Đồ ăn sẽ bị ôi thiu nếu không biết hâm đúng cách.
+ Thường những món ăn sau khi hâm lại sẽ bị biến chất, gây hại cho cơ thể người dùng.
-Thứ hai, xét về độ dinh dưỡng và thành phần hóa học của thức ăn: Các chất trong thức ăn sẽ bị biến đổi, cụ thể:
+ Vitamin: Những dưỡng chất nhạy cảm với nhiệt độ như vitamin C có thể bị vô hiệu hóa và không còn tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cụ thể, những thực phẩm chứa các loại vitamin có khả năng hòa tan trong nước có thể bị hút hết nước ra ngoài nếu như bạn nấu ở nhiệt độ 210C.
Các loại vitamin khác cũng có thể mất đi hiệu quả và bản chất nếu như bị đun nóng trong quá trình nấu nướng bao gồm cả các vitamin nhóm B hòa tan trong nước. Ngoài vitamin C, các vitamin có cấu trúc không bền vững sẽ bị phân hủy mỗi khi bạn hâm nóng lại thức ăn, bao gồm các vitamin nhóm B như folate và thiamin.
+ Enzyme: Quá trình nấu nướng sẽ phá hủy rất nhiều enzyme có sẵn trong các loại ngũ cốc nguyên hạt. Các enzyme này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Khi bạn ăn ngũ cốc nguyên hạt sống, việc tiêu hóa những thực phẩm này khá khó khăn. Do đó, cơ thể sẽ đánh mất đi hầu hết các dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này do chỉ tiêu hóa được một phần.
Bên cạnh đó, dù rằng cơ thể của bạn sẽ tự sản xuất ra các enzyme chuyển hóa, tuy nhiên các enzyme chứa trong những thực phẩm bạn ăn vào sẽ được dùng để thế chỗ của các dưỡng chất này, giúp cơ thể không lâm vào tình trạng cạn kiệt enzyme. Lee Bereson, bác sĩ y khoa, cho biết khi cơ thể bạn không thể sản sinh ra đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ các gốc tự do xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh dị ứng, nhiễm trùng và bệnh tật.
+ Chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa thường xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do này thường tồn tại sẵn trong một số thực phẩm mà bạn ăn, các chất bẩn trong môi trường bạn sống và cả trong tia cực tím.
Lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa xanthophyllis mạnh mẽ, thường tồn tại trong các dưỡng chất thực vật chứa trong rau cải xanh như cải xoăn, bông cải xanh và bắp cải. Ngoài vitamin A, loại vitamin hòa tan trong chất béo thường được tăng cường trong quá trình tiếp xúc với nhiệt độ, lutein và zeaxanthina chính là những dưỡng chất quan trọng trong việc giúp đôi mắt sáng khỏe.
Việc hâm nóng lại thức ăn sẽ làm hai dưỡng chất này mất đi hiệu quả. Thực phẩm chính là nguồn giàu các chất chống oxy hóa từ các dưỡng chất thực vật. Vì thế, bạn nên hạn chế việc hâm lại thức ăn nhiều lần để tránh việc làm mất chất dinh dưỡng của món ăn.
-Thứ ba, xét về tác hại:
+ Thói quen sử dụng thức ăn bị hâm đi hâm lại nhiều lần là không khoa học. Cách làm này vô hình trung khiến protein (chất đạm) có trong thực phẩm cũng như các vitamin bị biến tính hoặc mất đi, từ đó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Cụ thể, như trong thịt gia cầm có nhiều protein cũng như vitamin, khoáng chất… Vì thế, khi ăn vào sẽ giúp bổ sung chất đạm, tăng cường sức khoẻ. Nhưng khi bị gia nhiệt, các protein này sẽ chín giúp chúng ta ăn an toàn.
Nhưng càng gia nhiệt nhiều lần, tức hâm nóng, protein sẽ không còn nguyên bản mà bị thay đổi, biến tính từ đó không còn tính chất ban đầu. Trong đó, xu hướng chuyển đổi sang các chất không tốt cho sức khoẻ sẽ cao hơn.
+ Trong thịt, cá luôn có hàm lượng lipit (mỡ) nhất định, nếu hâm nóng nhiều lần sẽ làm lipit bị thay đổi. Hay nói cách khác, cấu trúc của lipit bị tác động làm thay đổi, không còn giữ trạng thái ban đầu nên tác dụng cung cấp năng lượng, góp phần xây dựng tế bào không còn, thậm chí theo chiều hướng xấu hơn, có hại cho sức khoẻ. Lượng mỡ trong thức ăn như thịt, cá khi hâm lại nhiều sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, dạng như dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Rõ ràng, điều này đã được nói đến là có thể gây ra các bệnh tim mạch, mỡ máu… Điều rõ nhất là mùi thức ăn bị thay đổi, nếu chú ý có thể là mùi khét, hôi. Nhiều gia đình không thấy mùi có thể do mùi gia vị đã át đi.
👌Theo đó, các gia đình nên nấu lượng thức ăn vừa mỗi bữa và nên ăn hết bữa đó, tránh để lại bữa ăn sau. Nếu thừa thức ăn, chỉ nên làm nóng thêm một lần nữa là cùng. Tránh hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần, điều này không chỉ đối với thịt cá có nhiều protein mà còn với chính cả cơm. Tốt hơn nữa thì thức ăn thừa một ít, bảo quản trong hộp chân không để tránh vi khuẩn xâm nhập, sau đó cho vào tủ lạnh, khi ăn chỉ làm nóng ấm, tránh nóng sôi cũng sẽ giảm nguy cơ. Hoặc nếu bạn cần hâm nóng thức ăn, hãy chọn lò vi sóng. Dù rằng hàm lượng khoáng chất chứa trong thực phẩm không bị ảnh hưởng bởi lò vi sóng, hàm lượng vitamin sẽ bị giảm bớt một phần mỗi khi bạn hâm nóng thức ăn. Cụ thể hơn, đó chính là vitamin C và vitamin nhóm B.
Tại sao nên dùng lò vi sóng? Về mặt cơ bản, lò vi sóng làm nóng thức ăn thông qua cơ chế phát sóng tác động các phân tử nước. Các sóng năng lượng được sản sinh từ lò vi sóng sẽ đốt nóng phân tử nước trong thức ăn, khiến thức ăn nóng lên. Chính xác hơn, các phân tử nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn, nguyên lý này sẽ giúp thức ăn được hâm nóng lại chỉ trong vài chục giây.
Một số loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, sẽ bị phân rã trong suốt quá trình tiếp xúc với nhiệt độ. Vì thế, việc hâm nóng lại thức ăn thông qua lò vi sóng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Vitamin C là nhạy cảm với nhiệt độ hơn rất nhiều loại vitamin hòa tan trong nước khác cùng các chất chống oxy hóa. Vì thế, việc thức ăn sẽ hao hụt vitamin C khi được hâm nóng sẽ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lò vi sóng cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giữ nguyên các chất dinh dưỡng, hàm lượng có thể bị mất đi nhiều hơn nếu như bạn đun nóng hoặc hâm lại qua bếp ga.

Loading

Rate this post