KHÍ

Con người, không ăn 7 ngày thì chết. Đó là vì đường kinh của phế bắt đầu từ trung tiêu chằng qua đại tràng, đến ngày thứ 7, thức ăn trong đại tràng vẫn còn, phế khí vẫn có thể hấp thụ tinh khí để bố tán toàn thân cho nên vẫn sống. Khi thức ăn trong đại tràng đã hết, dù vẫn có thể thở, nhưng không còn tinh khí từ thức ăn cho nên chết. Tinh chất quy tụ tạo nên hình hài cơ thể, tinh khí là năng lượng cho tinh chất quy tụ, phàm là sinh vật sống, phải có cả hình hài và sinh khí, mất đi hình hài hay mất đi sinh khí thì đều chết. Vậy cho nên, châm cứu không chỉ là phép bổ hư tả thực, nó còn có thể rút mất đi, thổi mất đi cái sinh khí của các mầm bệnh như vi khuẩn, virút, …Bằng cách đó, tiêu trừ bệnh dịch.
Tất cả các loại bệnh dịch như bại liệt, viêm não nhật bản, bệnh bò điên, bệnh cúm gia cầm, …chúng chỉ có thể gây bệnh trên một số bộ vị nhất định trên cơ thể của một số loài. Đấy không phải vì tất cả các loài khác hoặc các bộ phận khác đều có kháng thể tiêu diệt nó, mà là do mỗi loại virut, vi khuẩn, chúng chỉ có thể tồn tại và sinh trưởng trong một số bộ vị nhất định có sinh khí mà nó có thể hấp thụ. Vậy cho nên, khi chẩn bệnh, biết tính chất của bệnh, biết bộ vị phát bệnh, biết quy luật truyền biến của nó thì có thể dùng châm cứu để trị liệu.
Sau đây là một số kiến thức cơ bản về khí trong đông y.
1. Tinh chất, tinh khí, kinh lạc và huyệt đạo.
a.Tinh chất và tinh khí.
Thức ăn đi vào hệ tiêu hóa, dịch tiêu hóa làm gãy các liên kết hóa học trong thức ăn. Các phân tử mới được tạo thành sau quá trình bẻ gãy đó mà được hấp thụ vào máu dẫn lên tim thì gọi là tinh chất, các hạt lượng tử ánh sáng thoát ra bởi các phản ứng hóa học sinh nhiệt đó, nó được hấp thu và dẫn hành lên phế thì được gọi là tinh khí.
Tinh chất được chuyển vận bởi hệ toàn hoàn, tinh khí được gửi gắm trong các liên kết hóa học của phân tử Oxi, được chuyển vận bởi cả mạch máu và mạch khí. Tinh chất quy tụ tạo nên hình hài cơ thể. Tinh khí là năng lượng cho tinh chất quy tụ.
Đối với con người, nếu không ăn 7 ngày thì chết. Đó là vì đường kinh của phế bắt đầu từ trung tiêu chằng qua đại tràng, đến ngày thứ 7, thức ăn trong đại tràng vẫn còn, phế khí vẫn có thể hấp thụ tinh khí để bố tán toàn thân cho nên vẫn sống. Khi thức ăn trong đại tràng đã hết, dù vẫn có thể thở, nhưng không còn tinh khí cho nên chết.
(Trong đông y, tinh khí của thức ăn được gọi là vị khí, để cho đồng nhất tên gọi và không bị nhầm với tên gọi tinh khí của tạng thận, cho nên gọi tinh khí của thức ăn là vị khí)
b. Kinh lạc.
Trong máu có phân tử hemoglobin có ái lực mạnh với phân tử ôxi cho nên nó có thể nhận ôxi từ phế để bố tán khắp toàn thân. Trong mô cơ có các phân tử myoglobin, trong mô não có các phân tử neuroglobin, …. có ái lực với phân tử ô xi mạnh hơn hemoglobin – do đó nhận và tàng trữ ôxi ở bên trong nó. Hemoglobin là cấu trúc để vận chuyển ôxi trong máu thì myoglobin và neuroglobin, … là các cấu trúc tích trữ ôxi trong các mô cơ và mô thần kinh,…
Các tế bào thần kinh nối tiếp nhau tạo thành dây thần kinh. Các mô chứa các phân tử myoglobin, neuroglobin, …gọi là các mô hiếu khí oxi, chúng xếp liên tục với nhau tạo thành mạch khí. Do ” tráng hỏa thực khí, khí thực thiếu hỏa ” cho nên, ở mạch khí, mô hiếu khí nào có ít ôxi hơn thì sẽ có ái lực với ôxi mạnh hơn. Kết quả là, ôxi đi vào mạch khí, nó sẽ được phân bố đều khắp trên mạch khí.
Mạch khí mà đi sâu ở trong gọi là kinh mạch, cái từ kinh mạch tách ra gọi là lạc mạch, cái từ lạc tách ra gọi là tôn lạc.
c. Huyệt đạo.
Giống như dây thần kinh không phải do một tế bào thần kinh tạo ra mà là do nhiều tế bào thần kinh tiếp nối với nhau mà thành. Mạch khí của kinh lạc cũng không phải là một đường thông suốt từ ngoài vào trong. Các điểm nối của nó, chính là huyệt đạo.
Các khớp xinap là nơi ra vào, chuyển tiếp của thông tin thần kinh. Huyệt đạo cũng là nơi ra vào, chuyển tiếp của mạch khí.
2. Nguyên tắc bộ vị trong sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
– Nguyên tắc âm dương trong ngoài:Ngoài là dương, trong là âm, da lông ở ngoài là dương, xương ở trong nên là âm, gân gia cố cho xương nên là dương trong âm, não tủy ở trong xương nên là âm trong âm. Da lông với họng, phế quản, phổi đều tiếp xúc với thiên khí nên bộ vị đều là dương. Trên đường thở, phổi ở sâu nhất nên lại là âm.
– Nguyên tắc tam bộ thượng – trung – hạ: Thượng là phần đầu, trung là phần giữa của cơ thể, hạ là phần dưới của cơ thể.
– Nguyên tắc âm dương trước sau của cơ thể: Lưng là dương, bụng là âm.
Nếu luật âm dương – trong ngoài bị phạm, ví như tim để ở ngoài da, da lông bọc trong gan thì sẽ chết – không sống được. Nếu luật tam bộ thượng trung hạ bị phạm, ví như tim mọc trên đầu, mắt mọc trên ngực, ..sẽ là bệnh.
Trung thể là bào quan thực hiện vai trò tinh chỉnh chu kỳ tế bào, điều tiết phân cực, xắp xếp bào quan sao cho cấu trúc – chức năng của tế bào phải tương ứng với bộ vị của nó. Mỗi trung tử lại gồm 9 bộ ba vi ống kết nối thành vòng tròn không có điểm cuối. Mỗi bộ gồm 3 vi ống là để ứng với quy luật tam bộ Thượng – Trung – Hạ và quy luật Khai – Hạp – Khu.
3. Quan khiếu.
Mỗi trung tử có 9 bộ 3 vi ống, 9 bộ này ứng với 9 quan khiếu của tế bào – tương tự như 9 khiếu của người, ngoài thì thông với thiên khí, trong thì liên thuộc với ngũ tạng. Ứng với mỗi tế bào ở các bộ vị khác nhau, quan khiếu của tế bào đó chỉ có thể tiếp nhận các kích thích tương ứng với bộ vị của nó.
Ví như: Trong quá trình kích thích vùng não thị giác, thông tin từ tế bào cảm quang của thị giác không thể truyền trực tiếp đến não bộ mà phải qua các tầng tế bào trung gian là tầng tế bào ngang, tầng tế bào hạch rồi mới đến dây thần kinh dẫn vào não.Đó là vì, tế bào cảm quang, thông qua nhãn hệ mà tiếp xúc với thiên khí, bộ vị của nó nằm ở phần dương. Não, tức là não tủy, nằm trong xương nên bộ vị của nó nằm ở phần âm trong âm. Thông tin từ phần dương mà truyền thẳng đến phần âm trong âm thì vì âm trong âm không có quan khiếu ứng với phần dương cho nên không thể tiếp nhận.
4. Tấu lý đóng mở.
Mỗi trung thể lại có hai trung tử giống như 2 nam châm trong chiếc loa điện. Cấu trúc cơ bản của chiếc loa điện gồm một nam châm điện gắn với nguồn điện và một nam châm vĩnh cửu gắn với màng loa. Ứng với dòng điện đi vào nam châm điện, nam châm vĩnh cửu sẽ bị hút đẩy tạo ra sóng âm tương ứng – không có sai khác. Nếu như ta đặt một thiết bị khử từ ở giữa 2 nam châm đó, thì dù có dòng điện đi vào nam châm điện, nam châm vĩnh cửu cũng sẽ không dao động. Vậy nên, với hai trung tử của trung thể, trung tử mẹ là quan khiếu đáp ứng với bên ngoài tế bào, trung tử con liên thuộc các bào quan. Ở trạng thái thả lỏng, tấu lý khai mở, đáp ứng của trung tử con và trung tử mẹ đối với nhau sẽ như đùi trống gõ vào mặt trống thì trống sẽ kêu không có khuất tất. Nhưng khi tấu lý đóng lại, đóng liên kết giữa trung tử mẹ và trung tử con, các lỗ hổng trên màng tế bào cũng vì thế mà đóng lại,thì virut ENCOVI dù có nhiều cũng không thể vào được bên trong tế bào mà gây hại.
5. Sinh khí.
Da lông và phổi cùng tiếp xúc với thiên khí, bộ vị của chúng cùng là dương cho nên sinh khí mà chúng sử dụng là tương tự nhau ( tức là các phân tử protein đặc chưng của chúng cùng sử dụng những lượng tử ánh sáng có mức năng lượng giống nhau để hoạt động). Loại sinh khí ấy, nhiều nhất ở phế cho nên phế làm chủ, gọi là phế khí.Đông y nói, phế tàng phách cũng cùng một nghĩa là như vậy.
Cơ nhục với tỳ cùng bộ vị, chúng cùng sử dụng một loại sinh khí tương tự nhau. Thứ sinh khí ấy, nhiều nhất ở tỳ cho nên tỳ làm chủ, gọi là tỳ khí.Đông y nói tỳ tàng ý cũng cùng một nghĩa như vậy.
Tâm với mạch cùng bộ vị, chúng cùng sử dụng một loại sinh khí tương tự nhau. Thứ sinh khí ấy nhiều nhất ở tâm cho nên tâm làm chủ. Gọi là tâm khí. Đông y nói, tâm tàng thần cũng cùng một nghĩa như vậy.
Gân với can cùng bộ vị, chúng cùng sử dụng một loại sinh khí tương tự nhau. Thứ sinh khí ấy, nhiều nhất ở can cho nên can làm chủ. Gọi là can khí. Đông y nói can tàng hồn cũng cùng một nghĩa như vậy.
Thận với cốt tủy cùng bộ vị, chúng cùng sử dụng một loại sinh khí tương tự nhau. Thứ sinh khí ấy, nhiều nhất ở thận nên thận làm chủ. Gọi là thận khí. Đông y nói thận tàng tinh cũng cùng một nghĩa là như vậy.
Sinh khí của 5 tạng cùng nhau vận hành theo nhịp ngày đêm tạo thành nhịp sinh học của con người. Những loài kiếm ăn vào ban ngày thì khi mặt trời mọc, can khí bẩm thụ khí dương mà thức dậy, can khai khiếu ra mắt cho nên loài sống về ban ngày thì mắt tinh. Những loài sống về đêm thì khi mặt trời lặn, thận khí bẩm thụ khí âm mà thức dậy, thận khai khiếu ra tai cho nên loài sống về đêm thì tai thính.
Khí của 5 tạng cùng dẫn lên đầu, não tủy chứa khí của cả 5 tạng cho nên gọi là bể khí. Hiểu được quy luật vận hành của khí sẽ hiểu được cái cách mà não bộ tư duy. Ví như trong quá trình phân tích thị giác, thông tin hình ảnh xuất ra ở tầng tế bào cảm quang, đi qua các tầng tế bào ngang, tế bào lưỡng cực, tế bào amacrine, tế bào hạch, rồi mới dẫn vào dây thần kinh đi vào não. 5 tầng tế bào đó, nó tương tự như 5 du huyệt Tỉnh – huỳnh – du – kinh – hợp trên mỗi đường kinh của các tạng phủ.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)