KHOA HỌC LÀ GÌ?


Khoa học là gì? Chúng ta cần phải định nghĩa rõ khái niệm này và biết được đâu là ranh giới của khoa học để tránh nhầm lẫn với mấy thứ khác.

Nếu bạn bị bệnh, bạn sẽ tới gặp thầy bùa hay thầy thuốc? phương pháp chữa bệnh họ khác nhau như thế nào? Họ làm phép và sau đó dán bùa lên người bạn để trục xuất tà ma quỷ quái ra và bạn sẽ khỏi bệnh sao? Làm sao để chứng minh rằng căn bệnh của bạn là do ma quỷ gây ra? Tuy nhiên thầy thuốc có thể chứng minh được nguyên nhân gây bệnh cho bạn bằng tất cả dụng cụ và phương pháp kiểm chứng chặt chẽ và logic, đã trải qua hàng trăm năm nghiên cứu tích lũy tri thức kinh nghiệm và kiểm chứng lâm sàng để cho ra đời vài loại thuốc đặc trị. Đó là phương pháp khoa học.
Tất nhiên nền y học phương tây dựa trên nền tảng khoa học cũng chưa phát triển tới mức thượng thừa để có thể chữa được bá bệnh, tuy nhiên điều đó ko có nghĩa là có thứ phương pháp nào khác tốt hơn để thay thế, việc cầu nguyện hay bùa ngải chỉ là cách cuối cùng khi mà y học bó tay, nhằm vớt vát chút hi vọng mong manh.

Vậy phương pháp khoa học là gì? Nó chỉ đơn giản là quy trình nghiên cứu sự vật hiện tượng nhằm rút ra quy luật hay nguyên lý cố định nào đó. Nhằm giải thích và tiên đoán những sự vật hiện tượng sắp xảy ra tương tự, và ứng dụng nó phục vụ đời sống xh.
Vd như hiện tượng sấm sét thần bí đã ám ảnh loài người suốt mấy ngàn năm làm họ hoang mang và vẽ ra hàng tá thần thánh như thần Zeus, Thor hay thiên lôi. cho tới khi Benjamin gắn cột thu lôi và chứng minh nó chỉ là dòng điện cao thế vì nó tuân theo những nguyên tắc vật lý mà họ nghiên cứu ra.

Vậy quy trình nghiên cứu như thế nào? Là quan sát, ghi chép, thống kê, giả định, quy nạp, kiểm chứng và kết luận. Đó là phương pháp mà Galileo đã dùng để kiểm tra gia tốc rơi tự do, dẫn đến kết quả cuối cùng là vật nặng hay nhẹ đều rơi như nhau ở môi trường chân không. Điều này đã lật đổ niềm tin hơn 2000 năm vào “chân lý” vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.

Bạn có tin vào khoa học ko? Thật ra khoa học ko fải là thứ để tin, mà nó chỉ đơn giản là phương pháp nghiên cứu kiểm chứng. Khoa học luôn bắt đầu bằng sự nghi ngờ chứ ko phải tin tưởng. Nếu bạn tin vào nhà khoa học nghĩa là bạn đang biến nó thành tín ngưỡng rồi. Bạn thực hiện phương pháp KH , thu thập thông tin dựa trên 5 giác quan thông thường, còn giác quan thứ 6 thứ 7 gì đó mà bạn tin thì nó đi xa khỏi phương pháp này rồi. Bạn cảm thấy có ma điều đó ko có nghĩa là ngkhác cũng cảm thấy như bạn. Vậy nên đó ko phải là cách chứng minh mấy con ma thuyết phục được. Bản thân tôi cũng từng nghi ngờ thuyết tương đối, làm sao thời gian có thể co lại được khi vận tốc tăng lên? Sau khi kiểm tra hết các tài liệu khắp nơi để đối chiếu tính toán thì rõ ràng là Einstein ko lừa mình, mà ông ta cũng chả có lợi ích gì khi lừa ngkhác. Với khoa học, bạn ko cần phải tin, mà khoa học sẽ chứng minh cho bạn sáng mắt.

Từ mấy định nghĩa trên bạn có thể biết “ngụy khoa học ” là gì. Nghĩa là ngụy biện trong khoa học, để chứng minh những thứ tâm linh huyền bí trong khi chả có bất kì dữ liệu quan sát thu thập được mà chỉ toàn nghe kể và truyền miệng. Hàng triệu người kể có ma ko có nghĩa là có ma, bạn phải bắt được con ma đó ra cho mọi người đều chứng kiến thì mới thuyết phục. Còn ko thì đó cũng chỉ là niềm tin của đám đông chứ ko thuộc phạm trù khoa học. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học chân chính chẳng bao giờ kết luận về những lĩnh vực mà họ ko thể nắm bắt được bất kì thông tin nào. Đương cử như ma quỷ và bọn Alien với UFO , họ chỉ khiêm tốn mà nói rằng ” chúng tôi ko biết gì về nó”. Khoa học thật sự rất rõ ràng và có tiêu chuẩn khắt khe,vậy nên hãy dùng chữ” khoa học” cho đúng nơi đúng chỗ chứ đừng nhầm lẫn.

Điều cuối cùng tôi muốn nói, khoa học chỉ là một phương pháp hiệu quả thuyết phục nhất hiện nay chứ ko có nghĩa là toàn mỹ, và trong group khoa học thì nên dùng khoa học để tranh luận với khoa học, chứ ko thể đem tâm linh hay tín ngưỡng ra mà kết luận về quy luật hiện tượng. vậy nên khi tranh luận cũng đừng có lấy khuyết điểm ngkhác để che lấp khuyết điểm của mình, làm thế thì cả 2 sẽ ko thể nào tiến bộ được.

Loading

Rate this post