5 ĐẠI DỊCH KHỦNG KHIẾP NHẤT LỊCH SỬ MÀ NHÂN LOẠI ĐÃ TỪNG ĐỐI MẶT

5 ĐẠI DỊCH KHỦNG KHIẾP NHẤT LỊCH SỬ MÀ NHÂN LOẠI ĐÃ TỪNG ĐỐI MẶT
Tuy nhiên, sau khi trải qua các đại dịch, con người dần biết cách hạn chế sự lây lan và ngăn chặn dịch bệnh với sự ra đời của các biện pháp như cách ly, nghiên cứu y tế cộng đồng hay tìm ra vaccine. Dưới đây là cách thức mà 5 đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã kết thúc.
Đại dịch hạch Justinian – Không còn ai để chết
3 trong số những đại dịch chết chóc nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đều do một loại vi khuẩn gây nên mang tên Yersinia pestis, hay còn gọi là vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật chủ trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn.
Dịch hạch Justinian có thể đã bắt nguồn từ Ai Cập vào năm 541 sau Công Nguyên và sau đó lan ra các lục địa khác qua những con tàu thương mại có những con chuột mang bọ chét nhiễm bệnh. Khi dịch bệnh này đến thủ đô Constantinople của Đế chế Byzantine, nó đã khiến khoảng 300.000 người tử vong trong năm đầu tiên. Đại dịch Justinian cũng được coi là đại dịch đầu tiên từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại khi lan rộng khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và thế giới Arab.
Đại dịch hạch Justinian chỉ kết thúc khi nó khiến khoảng 30 – 50 triệu người tử vong, tương đương với một nửa dân số thế giới lúc bấy giờ.
Cái chết Đen – Sự ra đời biện pháp cách ly
Dịch hạch là một cơn ác mộng trong lịch sử nhân loại nhưng nó chưa thực sự kết thúc khi 800 năm sau, dịch bệnh này đã quay trở lại và khiến châu Âu “oằn mình” trong “Cái chết Đen” (Black Death) năm 1347 với 200 triệu người tử vong chỉ trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, “Cái chết Đen” cũng đánh dấu lần đầu tiên biện pháp cách ly được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh.
Vào thời điểm đó, người dân vẫn chưa có những hiểu biết khoa học về sự lây lan của dịch bệnh nhưng họ biết có một vài điều họ có thể làm để hạn chế điều này. Đó là lý do tại sao những quan chức với suy nghĩ đi trước thời đại ở thành phố cảng Ragusa đã quyết định cách ly các thủy thủ mới đến đây cho đến khi họ có thể chứng minh rằng mình không bị ốm.
Đầu tiên, các thủy thủ sẽ ở trên tàu của họ trong vòng 30 ngày theo quy định của một luật lệ gọi là “tretino”. Sau đó, các nhà chức trách đã quyết định tăng thời gian cách ly lên 40 ngày trong luật mới gọi là “quarantino”, nguồn gốc của từ “quarantine” (nghĩa là cách ly) trong tiếng Anh và dần trở thành tên gọi của một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
Bệnh đậu mùa – Tìm ra vaccine
Đậu mùa là dịch bệnh đã lan rộng ở khắp châu Âu, châu Á, và các nước Arab trong hàng thập kỷ, trở thành nỗi ám ảnh trong lịch sử nhân loại. Cứ 10 người mắc bệnh đậu mùa thì có 3 người chết trong khi những người còn lại đều dày đặc những vết sẹo.
Hàng thế kỷ sau, đậu mùa đã trở thành đại dịch đầu tiên do virus gây nên kết thúc nhờ vào việc tìm ra vaccine. Vào cuối thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh tên là Edward Jenner đã đặt nền móng cho việc sử dụng vaccine để ngăn ngừa dịch bệnh với con người. Năm 1796, Jenner đã tiến hành một thí nghiệm khi lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của một cô gái chăn bò rồi cấy vào cánh tay của cậu bé 9 tuổi khỏe mạnh – con trai người làm vườn của ông. Sau đó, Jenner đã tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu bé nhưng cậu bé này không hề bị bệnh. Nhờ phát hiện của Edward Jenner, gần 2 thế kỷ sau, năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa hoàn toàn bị xóa sổ khỏi Trái Đất.
Dịch tả – Chiến thắng của khoa học nghiên cứu y tế cộng đồng
Vào khoảng đầu cho tới giữa thế kỷ 19, dịch tả đã hoành hành khắp nước Anh và khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Lý thuyết thời bấy giờ đã giải thích dịch bệnh này do một loại ám khí gọi là “miasma” gây nên. Tuy nhiên, một bác sĩ người Anh tên là John Snow đã đặt nghi vấn về căn bệnh bí ẩn này có thể liên quan đến nguồn nước của London khi dịch bệnh khiến các nạn nhân tử vong chỉ trong một vài ngày với những triệu chứng đầu tiên.
Bác sĩ Snow đã hành động giống như một “thám tử khoa học” khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân tại các bệnh viện cũng như xem xét các báo cáo của nhà xác để theo dõi các địa điểm chính xác bùng phát dịch bệnh này. Ông đã tạo nên một biểu đồ địa lý các ca tử vong vì dịch tả trong thời gian 10 ngày và phát hiện ra một ổ dịch 500 ca tử vong quanh một máy bơm nước ở Broad Street – một giếng nước phổ biến trong thành phố mà người dân hay tới uống nước.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bác sĩ Snow đã thuyết phục các nhà chức trách địa phương dời máy bơm nước trên đường Broad Street và như một điều thần kỳ, các ca nhiễm đã giảm hẳn. Những hành động của Snow không chấm dứt dịch tả sau một đêm nhưng những nỗ lực này đã giúp mọi người trên thế giới chú ý hơn đến hệ thống vệ sinh đô thị và bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn. Mặc dù dịch tả đã được xóa sổ phần lớn tại các quốc gia phát triển nhưng nó vẫn là “kẻ giết người” thầm lặng ở những quốc gia thuộc thế giới thứ 3, những nước thiếu hệ thống xử lý chất thải phù hợp và gặp hạn chế trong việc tiếp cận nguồn nước uống sạch.
Bệnh viêm phổi Virus Corona:
Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Tổng số ca ghi nhận hiện tại gần 72 triệu người mắc và đã có gần 2 triệu người tử vong.
Ảnh: Tranh minh họa đại dịch Cái Chết Đen

Loading

Rate this post