ẢO ẢNH – GIỚI HẠN CỦA LOÀI NGƯỜI –

ẢO ẢNH – GIỚI HẠN CỦA LOÀI NGƯỜI-
Con người có tính hiếu kỳ và khát vọng khám phá của chúng mãnh liệt tới mức chúng dám chu du khắp nơi, thử thách bản thân với mọi thứ và dường như không giới hạn nào có thể cản chúng lại.
Khi nhìn lên trời và thấy các loài chim, con người mơ ước rằng ngày nào đó chúng có thể bay. Và rồi qua thời gian, chúng đã làm được điều đó. Khoảnh khắc làm được điều không tưởng ấy đã khiến chúng nhìn lên các vì sao và đặt ra ước mơ tương tự với loài chim. Chúng ước rằng ngày nào đó chúng có thể đặt chân lên các vì sao ấy.
Và rồi qua thời gian, chúng dần học hỏi và tiếp tục ước mơ ấy cho đến khi…chúng nhận ra những gì mình nhìn thấy chỉ là các ảo ảnh.
Nhìn
Nhìn là một hành động thụ động, một khi mở mắt, ánh sáng rơi vào võng mạc và truyền tín hiệu lên não để thể hiện hình ảnh. Giới hạn của mắt con người là giới hạn của tế bào hình que và hình nón, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một lượng ánh sáng nhất định. Nếu ánh sáng đó nằm ngoài quang phổ nhìn thấy hoặc không đến được với mắt ta, chúng ta không thể nhìn được.
Và đó là điều đã xảy ra với vũ trụ này.
Khi ta nhìn lên bầu trời, chúng ta nhìn thấy các vì sao, các thiên hà và thông qua ống kính viễn vọng thì còn vô vàn thứ khác như tinh vân, chuẩn tinh, sao xung, vân vân và vân vân. Nhưng những thứ chúng ta thấy lại không phải những thứ chúng ta nghĩ.
Theo trải nghiệm từ khi ra đời, mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều là thật và hiện hữu trước mắt nên chúng ta nghĩ rằng các vì sao trên trời đang nằm ở đó, ở ngay trước mắt và chỉ cần có con tàu nào đủ mạnh là chúng ta có thể đặt chân lên đó.
Nhưng thật thì không như mơ, thứ chúng ta thấy, không còn ở đó nữa rồi.
Sấm sét là một điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống mà có thể giải thích cho sự kỳ lạ kể trên. Khi chúng ta thấy sét đánh trên trời, phải một lúc sau tiếng sấm mới phát ra. Điều này không có nghĩa là sét không đi cùng sấm. Khi sét đánh, nó đốt nóng không khí và sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ tạo ra một làn sóng. Sóng này đập vào màng nhĩ chúng ta và não hiểu thứ đó là sấm. Lý do vì sao Sấm đi sau Sét là bởi vì Sấm cần thời gian di chuyển từ Sét tới tai. Khoảng cách càng xa, độ trễ của sấm và sét càng lớn. Lý thuyết này có thể được áp dụng với ánh sáng vì giống với âm thanh, nó là một dạng sóng.
Ánh sáng phát ra từ một nguồn cần di chuyển qua không khi để đến với mắt ta. Nhưng vì ánh sáng có tốc độ rất cao nên ta có cảm giác như tức thời. Nhưng với khoảng cách lớn của vũ trụ này, ánh sáng không tức thời như thế. Ánh sáng đi từ một thiên hà này tới một thiên hà khác sẽ tạo ra cảm giác như sấm và sét. Trong khi ánh sáng đang di chuyển, thiên hà đã rời khỏi vị trí đó được một lúc. Và khi chúng ta nhìn thấy ánh sáng đó, thiên hà kia đã không còn ở vị trí cũ nữa rồi.
Mọi thứ chúng ta nhìn thấy trên bầu trời thực chất là một ẢO ẢNH. Những thứ chúng ta thấy không nằm ở đúng chỗ chúng ta nhìn thấy. Thực chất, với tác động của trọng lực, khoảnh khắc chúng ta thấy được hành tinh nào đó, nó đã nằm ở chỗ khác rồi.
Nhưng trong một số trường hợp, những thứ chúng ta nhìn thấy không chỉ dịch chuyển sang chỗ khác mà nó đã biến mất hoàn toàn. Và kể cả có cố gắng tìm lại, chúng ta cũng không bao giờ có thể chạm được vào nó lần nào nữa.
Credit: Vì sao con người KHÔNG THỂ du hành khắp vũ trụ? by SAMURICE & baordinh

Loading

5/5 - (1 bình chọn)