Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ


Hố đen lớn nhất
Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen siêu lớn ở lõi, có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỉ lần khối lượng Mặt trời.

Năm 2011, các nhà khoa học phát hiện ra những hố đen lớn nhất được biết đến trong hai thiên hà cận kề nhau.

Một trong số các thiên hà ấy là NGC 3842 – sáng nhất trong cụm thiên hà Leo, cách Trái đất khoảng 320 triệu năm ánh sáng. Thiên hà còn lại là NGC 4889 – sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách chúng ta 335 triệu năm ánh sáng.

Tầng ngoài cùng của hai hố đen này rộng gấp khoảng năm lần khoảng cách từ Mặt trời tới sao Diêm Vương và nặng gấp 2.500 lần hố đen nằm ở trung tâm dải Ngân hà.
Hố đen nhỏ nhất
Hố đen IGR J17091-3624 – Hố đen nhỏ nhất được phát hiện cho đến nay có tên IGR J17091-3624, nhỏ hơn ba lần khối lượng của Mặt trời của Trái đất.

Dù nhỏ, hố đen này lại vô cùng dữ dội, có khả năng tạo ra sức gió 32 triệu km/h.
Hố đen “nuốt”… hố đen
Ngoài nuốt chửng bất cứ thứ gì không may mắn đến gần chúng, hố đen còn “nuốt” luôn cả những hố đen khác.

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra hố đen khổng lồ ở trung tâm của một thiên hà bị một hố đen lớn hơn ở một thiên hà khác “nuốt chửng”.

Tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA, các nhà khoa học phát hiện ra hai hố đen ở trung tâm của thiên hà có tên NGC3393.

Một hố đen có khối lượng gấp khoảng 30 triệu lần Mặt trời đang “nuốt chửng” hố đen kia, có khối lượng ít nhất 1 triệu lần Mặt trời.

Hố đen “bắn đạn”
Hố đen nổi tiếng với khả năng “hút” mọi thứ, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy một số trường hợp có thể bắn vật chất ra ngoài.

Sự kiện này xảy ra ở hố đen H1743-322, có khối lượng gấp 5-10 lần Mặt trời, cách Trái đất khoảng 28.000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đã chứng kiến hố đen trên đã nhả ra một thứ giống như “viên đạn” khí khổng lồ, di chuyển với tốc độ gần 1/4 tốc độ ánh sáng.
Hố đen “sống thọ” nhất
Đến nay, hố đen lâu đời nhất được tìm thấy có tên ULAS J1342+0928, được sinh ra vào khoảng 690 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, tức khoảng 13,7 tỉ năm trước.

Hố đen này có khối lượng gấp 1 tỉ lần Mặt trời.
Hố đen lang thang

Trong trường hợp xảy ra va chạm giữa các thiên hà, hố đen có thể bị “văng” ra và có thể đi lang thang trong không gian. SDSSJ0927+2943 là một hố đen như vậy.

Hố đen này di chuyển trong không gian với tốc độ 9,4 triệu km/h. Trong dải Ngân hà của chúng ta hiện có hàng trăm hố đen “lang thang” như thế.

Loading

Rate this post