Nước được tạo thành từ các nguyên tử hydro và oxy đều hỗ trợ quá trình cháy. Vậy tại sao nước không cháy?
💧 Có một số điều trong cuộc sống hàng ngày rất phổ biến đến mức hầu như mọi người đều biết về chúng như một chân lý. Ví dụ, chúng ta đều biết rằng nước dập tắt được lửa, bất cứ thứ gì được ném lên đều sẽ rơi xuống (tất nhiên ném lên với một lực vừa phải!)..v.v..
💧Nhưng hãy suy ngẫm cái đầu tiên, mọi người đều biết rằng nước là một chất lỏng không bị cháy, ngược lại, nó có thể dập tắt được lửa. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ tại sao chưa?
💧 Nước được tạo thành từ các nguyên tử hydro và oxy, và cả hai nguyên tố này đều hỗ trợ quá trình cháy. Vì vậy, theo logic thông thường (và phi khoa học) thì nó cũng có thể bị cháy, phải không? Tuy nhiên, điều đó không xảy ra.
💧 Câu trả lời ngắn gọn: Nước (H2O) là sản phẩm của quá trình đốt cháy hydro. Nói một cách đơn giản, nước là sản phẩm của sự cháy nên nó sẽ không bị cháy lần nữa.
1️⃣ Những thứ cần thiết cho sự cháy?
Đốt cháy là một quá trình hóa học trong đó hai phân tử và nguyên tử kết hợp với nhau, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Để tạo ra sự cháy, về cơ bản cần hai thứ – nhiên liệu (như một mảnh giấy, khúc gỗ, v.v.) để đốt cháy và chất oxy hóa (khí oxy là chất oxy hóa chính trong khí quyển Trái Đất). Ngoài ra, bạn cũng cần nhiệt (nhiệt độ đánh lửa) – để bắt đầu quá trình đốt cháy.
2️⃣ Tại sao Hydro dễ cháy?
Một nguyên tử hydro chỉ có một electron, và do đó dễ dàng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo thành các hợp chất mới. Hydrogen thường xuất hiện ở dạng khí trong tự nhiên, bao gồm hai nguyên tử hydro liên kết cộng hóa trị với nhau. Tuy nhiên, vì liên kết hydro-hydro khá yếu và bị oxy hóa nhanh chóng khi có chất oxy hóa, nên nó rất dễ cháy.
Quá trình cháy của Hydro cũng tạo ra rất nhiều năng lượng, đó là lý do tại sao ta sử dụng hydro lỏng làm nhiên liệu cho tàu vũ trụ.
3️⃣ Nước không những không cháy và nó còn dập tắt được lửa:
Như đã đề cập trước đó, khí hydro rất dễ cháy. Tất cả những gì nó cần là một chất oxy hóa để bắt đầu sự cháy. Vì oxy là chất oxy hóa dồi dào nhất trên Trái đất, nên nó nhanh chóng kết hợp với các nguyên tử hydro (cần xúc tác nhiệt độ) để tạo ra quá trình cháy. Và sản phẩm của “lửa” chính là nước! Mà đã là sản phẩm của sự cháy nên nó sẽ không bị cháy thêm lần thứ hai.
🎯 Tóm lại, bạn sẽ thu được tro khi bạn đốt giấy; nhưng khi bạn đốt các nguyên tử hydro, bạn sẽ nhận được nước. Giống như việc bạn không thể đốt tro nữa (vì tất cả đều bị cháy), bạn cũng không thể đốt nước!
⚠️ P/s: Lưu ý rằng phản ứng giữa hydro và oxy giải phóng rất nhiều năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng, có nghĩa là nó rất nguy hiểm. Thảm họa Hindenburg năm 1937 ở New Jersey, nơi cướp đi hàng chục sinh mạng, là kết quả của phản ứng này. Đây là lý do chính khiến chúng ta không tạo ra nước ở trong phòng thí nghiệm. Nhưng bạn không cần phải lo lắng về việc nước bạn vừa uống vào bụng sẽ phát nổ đâu!
📂 Nguồn: Tổng hợp bởi Science Realm từ ScienceABC và Quora.
👽 Admin: Strix.
📇 Editor: Hikkey.
🖌 Design: Talia và Tom.
🖼 Pic: avatanplus.
⛔ Khi chia sẻ bài viết, vui lòng ghi đầy đủ nguồn được đóng góp bởi Science Realm. Xin cám ơn.
#ScienceRealm #Chemistry #HoaHoc
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5