HOÀNG THỊ NGA – TIẾN SĨ KHOA HỌC ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NA
Cần làm rõ : bà là tiến sĩ khoa học Cơ Bản đầu tiên của Việt Nam, không chỉ là NỮ TIẾN SĨ đầu tiên năm 1935. Chuyên ngành của bà là môn vật lý Khoa Học Tự Nhiên, phân biệt với ngành Xã Hội Nhân Văn môn Văn và Luật của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Năm 1927, sau khi đỗ Tú tài loại ưu, Nguyễn Mạnh Tường sang Pháp du học tại Trường Đại học Montpellier. Năm 1932, Nguyễn Mạnh Tường đỗ hai bằng Tiến sĩ: ngày 28/5/1932 ông bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Luật Khoa: “Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam. Tổng luận về luật nhà Lê”. Khó ai tin nổi rằng tháng 7 cùng năm, ông lại bảo vệ luận án tiến sĩ Văn chương “Luận án giá trị Kịch Alfret de Musset”, kèm theo một bản phụ lục rất giá trị “Nước An Nam trong văn học Pháp của Jules Boissière”. Nguyễn Mạnh Tường trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử hai nước Việt – Pháp.
Bà Hoàng Thị Nga (1903-1970) quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông, là con gái của quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Sau khi đỗ tú tài phần nhất, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19-3-1935.
Với luận án có tên Propriétes photovoltaique des substances organiques (Tính chất quang điện của các chất hữu cơ), bà nhận được bằng tiến sĩ hạng ưu.
Tạp chí Khoa học số 97, ra ngày 1.7.1935 có bài “Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa học vật lý” nói về vị tiến sĩ này như sau:
Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sỹ vào ưu hạng. Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard.
Hơn nữa bà còn được dư luận tuyên truyền là “cứng đầu, cứng cổ” dám kiện Chính phủ Pháp về tội thất tín. Ở Paris giới chức Pháp đã hứa cho bà về dạy ở trường đại học nhưng khi về nước, giới chức Đông Dương lại chỉ cho bà dạy ở trường trung học. Bà đã xin trở lại Pháp và kiện chính phủ về tội thất tín, đòi bồi thường mọi chi phí di chuyển…
Bà Hoàng Thị Nga được chính quyền Pháp cử làm giáo sư Trường cao đẳng Khoa học từ 15-5-1945; và đến 15-8-1945 thì đề bạt hiệu trưởng. Sau cách mạng tháng 8, bà được giữ lại làm giám đốc đại học Khoa học.
“Được độ hai tháng sau khi khai trường, thì tôi không thấy bà đến trường làm việc nữa. Trước đó thường ngày bà đến rất đúng giờ vì nhà bà ở ngay phố Lý Thường Kiệt. Một số thầy giáo trong đó có tôi đã không hiểu tại sao? Ít lâu sau thì nghe tin bà đã rời Việt Nam về Pháp. Sau này, anh Phạm Mậu Quân, thầy giáo ở phòng Vật lý cùng bộ môn với bà có cho biết là anh có tới thăm bà thì được bà kể cho biết là một buổi sáng tới trường, bà bị một anh bộ đội giải phóng người Tày đứng gác cổng trường hỏi, chắc thấy bà quá dị dạng trong bộ Âu phục lạ mắt:
– “Ê, con me kia đi đâu?”.
Bà điềm tĩnh trả lời:
– “Tôi là giám đốc trường Đại học Khoa học”.
Anh này không chịu, hỏi tiếp:
– “Giấy phép đâu?”.
Bà nói:
– “Giấy phép tôi để ở nhà”.
Anh này khoát tay súng:
– “Không giấy phép, không được vào”, và bà đã bỏ về nhà thẳng.
Tối hôm đó bà viết thư từ chức gửi lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Nghe nói, sau vài hôm Hồ Chủ Tịch có mời bà tới gặp và hòa giải nhưng không có kết quả. Bà đã trở lại Pháp tiếp tục làm việc nghiên cứu ở phòng thí nghiệm vật lý Sorbonne. Sau khi biết chuyện này, chúng tôi cảm thấy đây quả là một phụ nữ Việt Nam “Cứng đầu, cứng cổ” danh bất hư truyền” – Giáo sư Đào Văn Tiến kể.
Bà quay trở lại nước Pháp và tham gia trong nhóm phát minh sáng chế vô tuyến màu ở Pháp, nên được nước Pháp vinh danh bằng cách ghi tên bà trên Bia tưởng niệm ở Nghĩa trang Danh nhân Pháp.
———————
Theo hồi ký của GS Đào Văn Tiến, Thư Viện Quốc gia Việt Nam.
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5