Phương pháp xét nghiệm ADN hài cốt có chính xác không?

Phương pháp xét nghiệm ADN hài cốt có chính xác không?
1. XÉT NGHIỆM ADN HÀI CỐT LÀ GÌ?
Xét nghiệm ADN hài cốt, hay còn gọi là giám định hài cốt, là phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống giữa mẫu hài cốt của người đã mất với người thân giả định theo dòng mẹ. Kết quả xét nghiệm là cơ sở để xác định mối quan hệ, cũng như giúp các gia đình tìm lại hài cốt người thân.
Nhiều người thắc mắc, hài cốt liệt sĩ sau thời gian dài thì các phần mềm (da, thịt, máu, cơ,…) đã bị phân hủy hết, chỉ còn hệ xương có cấu trúc bền chắc còn tồn tại, như vậy làm sao để xét nghiệm ADN chính xác? Quả thật với người còn sống, xét nghiệm ADN huyết thống chủ yếu dựa trên mẫu máu, xương móng tay chân, tóc,… Tuy nhiên, ở phần xương cũng có các ADN ty thể có tính di truyền theo dòng mẹ.
Nghĩa là có thể xét nghiệm dựa trên ADN ty thể, cùng một mẹ sinh ra sẽ có cùng hệ gen này. Hài cốt liệt sĩ nếu vẫn còn giữ được yếu tố này sẽ có thể thực hiện xét nghiệm tìm thân nhân.
2. CÁC BƯỚC XÉT NGHIỆM ADN HÀI CỐT
Do có điểm khác biệt là xét nghiệm ADN trên mẫu xương hài cốt, nên các bước thực hiện xét nghiệm cũng phức tạp hơn so với các mẫu khác.
2.1. LẤY MẪU XÉT NGHIỆM HÀI CỐT
Để có kết quả xét nghiệm chính xác, việc lấy mẫu xương hài cốt liệt sĩ một cách khoa học, chuẩn xác, đảm bảo chất lượng vô cùng quan trọng. Vì thế, kỹ thuật viên lấy mẫu cần được đào tạo lấy mẫu đạt yêu cầu.
2.2. XỬ LÝ MẪU XÉT NGHIỆM
Mẫu xương xét nghiệm được làm sạch, sau đó nghiền thành bột trong nitơ lỏng. Bột xương này sẽ được ngâm trong hóa chất đặc biệt, giúp quá trình tách chiết ADN từ mẫu để phân tích.
Từ công đoạn làm sạch đến tách chiết ADN phân tích đều cần thực hiện cẩn thận, trong môi trường vô trùng tuyệt đối. Hóa chất sử dụng để tách chiết cũng là những hóa chất theo tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng chuyên dùng để xử lý mẫu hài cốt.
Do xương hài cốt nằm ở ngoài môi trường trong thời gian dài nên mức độ tạp nhiễm rất cao, việc xử lý lấy mẫu phân tích gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí hơn. Thông thường, cần 3 – 4 tuần phân tách để thu được ADN ty thể đạt chất lượng và phân tích.
2.3. PHÂN TÍCH ADN TY THỂ HÀI CỐT
Như đã trình bày ở trên, xét nghiệm ADN của hài cốt liệt sĩ dựa trên ADN ty thể, di truyền theo dòng mẹ. Kết quả sẽ là cơ sở kết luận về mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
ADN ty thể hài cốt được phân tích giải trình trên 2 vùng gen HV1 và HV2 đặc trưng, so sánh trình tự gen với trình tự chuẩn của ngân hàng gen thế giới. Kết quả cho biết được gen thu được có phải là gen ty thể hay không, nếu đúng mới đem so sánh xác định huyết thống.
Người thân giả định theo dòng mẹ cũng được lấy mẫu xét nghiệm, phân tích hệ gen ty thể. Hai hệ gen được so sánh, nếu trùng một hệ gen ty thể thì có thể kết luận có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ. Ngược lại không cùng hệ gen thì kết luận không có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Thông thường, người thân lấy mẫu đối chứng là mẹ đẻ, con của chị em gái, hoặc anh chị em cùng mẹ,… giả định với hài cốt liệt sĩ cần giám định.
3. ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA XÉT NGHIỆM ADN HÀI CỐT
Với phương pháp xét nghiệm dựa trên gen ty thể, xác định mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ, độ chính xác đạt trên 99,99%. Con số này được nghiên cứu và đưa ra, dựa trên kết quả kiểm nghiệm trên nhiều quần thể người, trên toàn thế giới.
Cho tới hiện nay, đây vẫn là phương pháp có độ tin cậy cao nhất với trường hợp chỉ lấy được mẫu xương hài cốt của người đã mất. Tại Việt Nam hiện nay cũng không có nhiều cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm thực hiện kĩ thuật này.
Gần đây, mình bắt đầu tim hiểu về các cách để ta có thể tìm kiếm hài cốt của các chiến sĩ đã ngã xuống và tìm thấy thông tin thú vị như trên. Cuốn sách Linh Ứng là một nguồn cảm hứng lớn giúp mình có động lực tìm hiểu. Câu chuyện về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Minh Khôi của gia đình nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn sẽ cho bạn rất nhiều chiêm nghiệm về khả năng tâm linh và nỗi đau chiến tranh mà mọi người đang phải gánh chịu.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)