😺 THÍ NGHIỆM CON MÈO CỦA SCHRODINGER 😺

Einstein nhiều lần nói rằng “Chúa không chơi xúc xắc”. Ông cho rằng, mọi thứ đều có thể dự đoán được nếu chúng ta có đủ khả năng và đủ dữ kiện. Như việc tung đồng xu, quăng xúc xắc đều có thể dự đoán hay thậm chí tạo ra kết quả như mong muốn.
Nhưng hãy tưởng tượng rằng ,khi bạn tung đồng xu, bạn chỉ có thể xác đinhj nó ở mặt xấp hoặc ngửa khi nó chạm đất, nhưng khi ở không trung ,đồng xu ấy có thể ở mặt xấp hoặc mặt ngửa hoặc cả hai. Và sau đây thí nghiẹm của Schrodinger sẽ làm rõ về vấn đề này. Và từ đấy nổ ra một cuộc tranh cãi giữa giới khoa học đến ngày hôm nay.
Thí nghiệm ấy được ông miêu tả chính xác như sau:
Với con mèo được nhốt trong buồng thép, cùng những thiết bị sau (những thiết bị này phải không bị con mèo tác động đến): một lượng nhỏ chất phóng xạ nằm trong máy đo Geiger, đủ nhỏ để các nguyên tử bắt đầu phân rã trong một giờ, nhưng cũng có xác suất tương đương khiến việc phân rã không diễn ra; trong trường hợp xảy ra sự phân rã, máy đếm sẽ phóng điện kích hoạt một cái búa làm vỡ một bình nhỏ chứa chất độc. Nếu một người để hệ thống này vận hành độc lập trong một giờ và không có bất kỳ can thiệp nào, sẽ là hợp lý khi người đó nói rằng con mèo vẫn sống nếu không có nguyên tử nào bị phân rã. Và nếu có bất kỳ nguyên tử nào phân rã, con mèo sẽ chết. Hàm sóng của toàn bộ hệ thống đã diễn tả rằng bên hộp có tồn tại một con mèo vừa sống vừa chết và hai trạng thái này trộn lẫn vào nhau.
Con mèo đã chết rồi, hoặc sống rồi, và đúng là khả năng này may rủi 50/50 không thể dự đoán, nhưng hành động mở chiếc hộp của người quan sát chỉ để quan sát và xác nhận kết quả, không ảnh hưởng đến sự thật rằng con mèo đã sống hay chết từ trước đó.
Điều tương tự cũng đúng với rối lượng tử. Einstein có dùng một ví dụ nổi tiếng về đôi găng tay để giải thích lại vật lý lượng tử theo hướng thuận trực giác: một đôi găng tay được bỏ riêng hai chiếc vào hai chiếc hộp kín rồi bị xáo trộn ngẫu nhiên, sau đó đặt ở hai đầu Bắc Cực và Nam Cực. Vậy, khi người giữ chiếc hộp ở Bắc Cực mở hộp ra và thấy trong đó là chiếc găng bên trái, thì ngay lập tức chiếc găng ở Nam Cực là bên phải theo đúng logic thông thường. Nhưng việc mở hộp ra chỉ để quan sát, còn việc chiếc găng nào nằm ở hộp nào đã được quy định từ khi chúng được tách ra .
Như vậy, hai hạt cơ bản có mối quan hệ đặc biệt ở hai đầu vũ trụ, vốn cũng đã có spin xác định từ trước khi được quan sát.
Nhưng nếu mọi chuyện đơn giản vậy, cuộc tranh cãi đã không kéo dài đến hàng chục năm, giữa những bộ não vĩ đại nhất thế giới lúc bấy giờ.

Loading

Rate this post