Bạn không có hình dung ra mặt mình lúc sợ hãi hay giận dữ không?

Bạn không có hình dung ra mặt mình lúc sợ hãi hay giận dữ không?
Một trong những cách hiệu quả nhất để phát triển EQ đó chính là có thể xác định được đúng cảm xúc được thể hiện trên khuôn mặt như thế nào. Cùng xem thử khi tức giận hay sợ hãi thì chúng ta sẽ có khuôn mặt thế nào nhé.
Giận dữ
Một biểu hiện dễ nhận thấy nhất của cảm xúc Giận Dữ là nhíu mày. Bạn sẽ dễ gặp cảm xúc này ở người đối diện nếu bạn vừa vô tình hoặc cố ý nói điều xúc phạm họ. Tuy nhiên, hành động này xảy ra rất nhanh và rất dễ bị bỏ lỡ.
Nhưng một khi bắt gặp biểu hiện này, bạn không được bỏ qua mà phải tìm ra nguyên nhân khiến đối phương giận dữ và tìm cách giải thích cho hành vi hoặc lời nói của mình nếu bạn không có ý xúc phạm hoặc gây hấn.
Cụ thể là trước nhất hãy thể hiện rõ rằng bạn không có ý đe dọa hay làm hại họ. Đừng lấn đến gần họ hơn để giải thích mà hãy tôn trọng không gian riêng của họ. Và từ tốn giải thích với lòng bàn tay mở để thể hiện sự thành thật, không giấu diếm.
Sợ hãi
Biểu hiện Sợ Hãi hay xuất hiện khi người ta đang cận kề hoặc tiếp xúc với thứ gì có thể đe dọa hoặc gây hại cho họ. Khác với Giận Dữ, Sợ Hãi là lựa chọn “bỏ chạy” trong phản xạ tự nhiên “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của con người.
Cảm xúc này có thể ngăn cản người ta nói thật, bộc lộ cảm nhận chân thật của mình hoặc hành động. Thay vào đó, họ thường che giấu điểm của mình và khỏa lấp bằng cách biện minh hoặc thỏa hiệp. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa bạn và người đó chưa thực sự thân thiết, chớ vội xác định chính xác điều gì làm họ lo sợ, nhất là khi việc này có ảnh hưởng đến kết quả công việc. Bằng không, đó sẽ là bước thụt lùi trong quá trình xây dựng mối quan hệ chân thành và tốt đẹp giữa cả hai.
Nhưng dẫu vậy, bạn cũng nên đảm bảo với người đó rằng mình không có ý đe dọa hay làm hại họ, giải thích rõ ràng thông điệp của bạn đồng thời lắng nghe, trấn an hoặc hỏi han họ. Tuyệt đối không được lên giọng và nói chuyện gay gắt hay thậm chí là sử dụng những cử chỉ bị coi là gây hấn như chỉ tay vào người đối diện, chống nạnh hay đập bàn.
Khi có một cảm xúc tiêu cực như vậy dấy lên trong lòng, bạn thường sẽ phản ứng ra sao? Có người bị cuốn theo cảm xúc để rồi hành động bộc phát. Có người ngay lập tức gạt phăng cảm xúc qua một bên, coi chúng như vật cản đường. Số khác để mình sa lầy trong cảm xúc, đắm chìm trong u ám. Có người thì để cảm xúc tiêu cực dẫn dắt đến những quyết định thiếu chín chắn. Các kiểu phản ứng nói trên đều không lành mạnh. Tác giả và bác sĩ tâm lý David Susan đã đưa ra những chỉ dẫn sáng suốt về quản lý cảm xúc, linh hoạt cảm xúc thông qua cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc, cuốn sách này sẽ là bảng chỉ dẫn hoàn hảo cho cảm xúc của bạn trong đời sống hằng ngày và công việc.

Loading

Rate this post