Bớt thứ, một sự kiện bằng việc nghĩ đều đặn 15-30p mỗi sợ một ngày về nó.

Bớt thứ, một sự kiện bằng việc nghĩ đều đặn 15-30p mỗi sợ một ngày về nó
Kỹ thuật “tiếp xúc tưởng tượng” là chiến lược trị liệu bằng hình ảnh tâm trí phổ biến nhất và có lẽ quan trọng nhất trong Liệu pháp nhận thức – hành vi (CPT) dùng để đối phó với chứng lo âu. Hình dung trước các sự kiện trong tưởng tượng mỗi lần 15-30 phút, thực hiện hằng ngày, trong vài tuần đối với các trường hợp lo âu nghiêm trọng về mặt lâm sàng. Như vậy, đây không nhất thiết là một quá trình trị liệu nhanh đối với chứng rối loạn cảm xúc, mặc dù với hầu hết mọi người, đây là một phương pháp trị liệu đáng tin cậy và có kết quả lâu dài. Cụ thể, ông Aaron T.Beck – nhà sáng lập CPT cho rằng: việc cho “diễn tập lặp đi lặp lại” các hình ảnh trong tâm trí sẽ khiến hình ảnh này không còn quá đáng sợ nữa.
Trong quá trình diễn tập này, họ chống lại xu hướng tránh né của mình. Vào lúc bắt đầu quá trình diễn tập này, một bệnh nhân, một người bệnh bị ám ảnh với sự lão hóa, nghĩ: “Đối diện với điều này thật kinh khủng. Tôi không tin là nó đang xảy ra”. Sau đó, bà đã có thể tưởng tượng trực tiếp việc già đi thì sẽ như thế nào, với ít lo lắng hơn. Quá trình diễn tập trong đầu này giúp cho bệnh nhân đối diện với thực tế của tình huống và khiến nó có thể dễ chấp nhận hơn.
Người ta cũng quan sát thấy rằng điều này rất dễ bị lẫn lộn với việc nghiền ngẫm hay lo lắng không lành mạnh. Điểm khác biệt chủ yếu là quá trình luyện tập trí óc này được chuẩn bị kỹ càng và bao gồm những hình ảnh cụ thể chứ không phải chỉ là những suy nghĩ trừu tượng và những câu hỏi giả định luẩn quẩn “Nếu… thì sao?”
Phương pháp mà mình vừa đề cập bên trên được các nhà tâm lý học lấy ý tưởng và học hỏi từ các tài liệu khắc kỷ thời xưa. Trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ – Từ tự chủ tới bình an của tác giả Donald Robertson trích đan xen giữa các tài liệu khắc kỷ thời xưa và các phương pháp trị liệu hiện đại để cho thấy sự liên quan chắc chắn giữa chúng. Với “Chủ nghĩa Khắc kỷ”, người đọc phổ thông sẽ dễ dàng đắm chìm vào học thuyết cũng như biết cách ứng dụng nó vào đời sống hôm nay.

Loading

Rate this post