Nguyễn Thị Duệ – nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Thị Duệ – nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Thị Duệ sống vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Từ nhỏ bà nổi tiếng là người có nhan sắc và thông minh, hiếu học, không thua gì những đấng nam nhi – nhưng luật lệ đương thời không cho phụ nữ tham gia các kỳ thi. Đến khoa thi năm 1594, đời vua Mạc Kính Cung, nhà Mạc (lúc này nhà Mạc đã thua chạy lên Cao Bằng), Nguyễn Thị Duệ đã quyết giả trai để tham gia khoa cử. Va khoa thi này, bà trở thành người đứng đầu!

Sau đó, việc bà là nữ cải nam dự thi bị lộ. Vua Mạc không những không trách tội mà còn khen ngợi bà. Sau đó, bà được mời vào cung dạy cho phi tần, rồi trở thành phi tử của nhà vua, hiệu là Tinh Phi (vua khôn vãi!).

Sau khi nhà Mạc ở Cao Bằng bị quân Trịnh đánh bại, bà bị quân của Chúa Trịnh bắt được, chúa Trịnh Tráng mến tài bà đã giữ bà lại để dạy cho phi tần trong cung Vua phủ Chúa. Cho đến khi mất, bà là người có công rất lớn với nền giáo dục nước nhà. Bà đã được phong Nghi Ái Quan để chấm các bài thi Hội và thi Đình. Ở Văn Miếu (Mao Điền, Hải Dương – nổi tiếng chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám) thờ bà chung với 7 vị danh nhân khác trong lịch sử nước nhà. Đặc biệt, bà là người phụ nữ duy nhất trong danh sách này!

Văn miếu Mao Điền. Nơi thờ bà Nguyễn Thị Duệ và một số danh nhân tiêu biểu của dân tộc.

 

#lịchsửviệtnam

Loading

Rate this post