HY LẠP, SPARTA VÀ CHIẾN TRANH

HY LẠP, SPARTA VÀ CHIẾN TRANH

Những người Hy Lạp đầu tiên đặt chân lên các đảo trong biển Aegea vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Đặc biệt là các đảo Cyprus và Crete, hai đảo này sau này là quê hương của rất nhiều triết gia của văn minh Hy Lạp vĩ đại. Đến thiên niên kỷ thứ 3 TCN, Một dân tộc từ phía bắc mang xuống một thứ ngôn ngữ mà sau này trở thành ngôn ngữ chung của dân Hy Lạp.

Đảo Crete như là một đảo đặc biệt, nền văn minh trên quần đảo này phát triển một cách rực rỡ, vì nằm giữa biển nên cũng tránh được những cuộc chiến tranh đất liền, đảo còn nằm trên con đường giao thương mậu dịch trên biển của Châu Âu, người dân trên đảo như một dân tộc khác biệt, họ tiến đến những đỉnh cao văn hoá mà những người trong đất liền không theo kịp. Vì lẽ đó sẽ dẫn đến một thứ: Sự ghen tị. Vào năm 1450 TCN họ bị các đạo quân trong đất liền tiến đánh, các lâu đài, nhà kho, nhà xưởng đều bị huỷ diệt.

Tại đất liền, nhiều tiểu vương quốc được thành lập. Trong đó đặc biệt là Vương quốc Mycenae, nền văn minh thời kì này cũng lấy theo tên vương quốc này: nền văn minh Mycenae. Giống như đảo Crete họ phát triển mạnh về kinh tế nhờ mậu dịch nhưng cái khác của họ là họ chịu bỏ tiền phát triển quân đội, mở mang đất đai. Trong thời kì này một phát minh quân sự vĩ đại được hình thành: xe chiến mã. Xe chiến mã là công cụ chủ yếu đắc lực của dân Hy Lạp lục địa và thành Troy.

Sau cuộc chiến thành Troy dân Hy Lạp bị người man di Dorian gây chiến, người Dorian chiếm những vùng đất tốt nhất và bắt dân cư ở đó làm nông nô. Nhưng thú vị là giữ những đám người này lại lúc nào cũng gây hấn với nhau kiểu như làng này tối ngày đánh nhau với làng kia. Đây là vd dễ hiểu nhất: hãy coi thời này giống như thời kỳ loạn 12 Sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh ở Việt Nam.

Chính hình thái chinh phục kiểu này đã đặt nền tảng cho một thiết chế có ảnh hưởng nhất với dân Hy Lạp: Thiết chế thành bang. Trong thành bang thì kiếp nô lệ mãi mãi là kiếp nô lệ, con nhà binh mãi mãi là con nhà binh. Bởi thế thời đó mới có bài hát “Tài sản của ta là cây lao, cây kiếm. Cái khiêng bảo vệ thịt da. Với những thứ này ta đi cày, ta gặt hái, ta ép nho thành rượu, với những thứ này ta là ông chủ của nông nô”.

Thiết chế thành bang này được thể hiện rõ nhất ở Sparta, những chiến binh mang đậm chất Hy Lạp nhất. Tại Sparta, những đứa trẻ con em của giai cấp thống trị được đưa vào các trại huấn luyện lúc lên bảy, trai và gái bị tách riêng. Trai thì học chiến đấu, gái thì luyện thể lực, khiêu vũ, âm nhạc. Khi đến tuổi hôn nhân, các cô gái thì về nhà còn các chàng trai ở lại và chịu sự quản lý của các giám quan. Họ tôi luyện mình trong cuộc sống tham khổ và tranh tài với nhau bằng thể thao. Khi qua mười tám tuổi, họ mới được chiến đấu thực sự. Sau đó họ được cài cắm làm mật vụ ở giữa những người nông nô. Bất kì một thành phần phản kháng, hay không tin tưởng sẽ được họ báo cáo với các quan trên và trừ khử ngay lập tức. Đến năm hai mươi, họ mới được vào trại lính. Vào độ tuổi này họ được quyền cưới vợ nhưng không được sống chung với vợ mà phải sống trong trại. Đến năm ba mươi, sau khi trải qua tất cả gian nan kể trên họ mới được xét duyệt có được “tư cách công dân” đầy đủ. Có nghĩa là trở thành một Sparta thực thụ: có quyền nắm giữ và quản lý nông nô.

Qua biết bao năm rèn luyện kiểu như thế thì không khó hiểu tại sao lính Sparta lại hoàn hảo đến vậy. Họ thống trị các nước láng giềng khác, đặc biệt là cuộc chiến chinh phục Messenia kéo dài 20 năm.

Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn. Họ bị thành bang Argos đánh bại vào năm 669 TCN. Rồi sau đó hàng loạt thành bang từng là bại tướng của họ đứng lên chống lại sự cai trị của họ. Họ phải chiến đấu chỉ để tồn tại trong 19 năm. Sau đó họ đụng độ với quân Argos, cuộc xung đột được chúng ta biết đến với “300 nhà vô địch mỗi bên”, và Sparta thắng trận.

Dù vậy, cho tới thời điểm này Hy Lạp vẫn có rất nhiều thành bang. Mỗi thành bang lại có phương hướng kinh tế và quân sự khác nhau. Vd Sparta thì cố gắng hoàn thiện vũ khí, chiến thuật quân sự thì Athens thì chú trọng phát triển hải quân để giành quyền lợi trên biển….

Điểm cần lưu ý ở đây là thời kì trước đây thì cách chiến tranh mang kiểu rất sơ khai: chần chừ, thích đánh nhau ở tầm xa bằng tên hoặc lao, miễn cưỡng xáp lá cà trừ khi chắc chắn thắng. Thì ở thời kì này người Hy Lạp nói chung và Sparta nói riêng đã tạo ra một kiểu cách mới: chọn một thời điêm thích hợp, hành động một cách bất ngờ, dồn hết nỗ lực để tấn công mục tiêu, chấp nhận rủi ro thảm bại đẫm máu để nâng cao khả năng chiến thắng. Dựa trên tinh thần này “chiến tranh theo cách Phương tây” dần hình thành. Đặc biệt là chiến tranh với đội hình Phalanx

Đội hình Phalanx là đội hình lính xếp thành hình chữ nhật. Khi chiến đấu, các đội hình này sẽ đâm sầm vào nhau như phim Hollywood ta thấy. Đội hình nào vững thì coi như giành chiến thắng. Những người lính tuyến đầu rất quan trọng, vì họ là người bị tổn thương đầu tiên nên phải có một ý chí sắt đá.

Trước khi chiến đấu với đội hình Phalanx, những người lính Hy Lạp sẽ lập một dàn hiến tế. Vật hiến tế là những con cừu. Lễ hiến tế này được gọi là sphagia, trước khi hiến tế những người lính sẽ cầu xin các vị thần bằng câu “Chúng tôi giết, hãy để cho chúng tôi giết!”. Sau đó, họ uống rượu mạnh, thét lớn một tiến rồi xung trận.

Trước khi đánh nhau, hai bên sẽ thoả thuật địa điểm. Địa điểm được chọn phải bằng phẳng không gồ ghề vì như thế rất khó dàn hàng chữ nhật. Thêm nữa, khi chiến đấu với đội hình này, quân đội phải mang một bộ giáp sắt, giáo kiếm, khiên nặng cỡ ba mươi cân. Khi giao chiến, hai bên ì ạch hút sầm vào nhau. Cách đánh là mỗi chiến binh sẽ cố gắng chọc mũi giáo vào kẻ hở giữa 2 tấm khiên, tìm cách đâm vào da thịt không được che chắn của địch (cổ họng, nách, háng…). Cơ hội trôi qua rất nhanh. Khi hàng thứ nhất thất thủ, sức nặng và cơ thể họ sẽ dồn ép những hàng sau. Dưới tác động này nhiều quân lính bị chết vì giẫm đạp do phía dưới dồn lên chứ không phải do địch.

Khi không thể đẩy ngã bằng giáo và sức nặng nữa, những người lính Hy Lạp sẽ cố gắng làm giãn đội hình bằng khiên (othismos), để làm sao có đủ không gian để rút kiếm (vũ khí thứ hai) chém vào chân của địch. Đều đó sẽ gây sức ép nặng nề lên tinh thần của đối phương, thôi thúc ý nghĩ bỏ chạy cho địch. Thế là những người lính thua cuộc phải quay đầu chen vào hàng phía sau của mình vì sợ bị chém gây ra tan vỡ đội hình (pararrexis). Chỗ trống xuất hiện do đội hình bị vỡ, bên thắng sẽ ngoáy vào khoảng trống đó và chém giết kẻ địch và giành phần thắng.

Việc mặc áo giáp sắt quá nặng cũng gây bất lợi cho lính nếu trận chiến đó có kỵ binh dùng ngựa và quân đánh lẻ trang bị nhẹ. Thoát khỏi những đội quân này khi đội hình Phalanx vỡ gần như không thể. Quân lính không thể vừa chạy vừa vứt bộ đồ nặng trĩu trên người ra. Giá như cởi được thì họ cũng cởi. Nhiều sử gia ghi nhận trên chiến trường lúc đó chép lại rằng “áo giáp và vũ khí nhiều hơn cả tử thi”. Cũng phải hiểu rằng sắt ở thời điểm đó rất mắc tiền, mà quân lính phải tự trang bị lấy, nhưng giữa sự sống và cái chết ai ai cũng vứt cái vật chất để cứu cái mạng.

Nhưng quan trọng làm thế cũng không trốn được, chỉ sau nửa giờ thì tất cả quân lính đều kiệt sức vì quá tải cơ bắp mà những kỵ binh cỡi ngựa đuổi rát phía sau. Chỉ một số nhóm nhỏ có tinh thần đoàn kết và kỷ luật mới may ra sống sót. Triết gia vĩ đại Socrates nằm trong nhóm nhỏ này tronh chiến bại của Athens tại Delions vào năm 424 TCN.

Người ta ước lượng quân thất bại sẽ tổn thất 15% lực lượng. Vì người Hy Lạp cho rằng việc tiến lên tàn sát kẻ thua cuộc không quan trọng, họ còn mong muốn những tàn dư kia tập hợp lại để họ có thể chiến thắng thêm lần nữa. Bởi thế mới có việc hai bên bằng lòng trao đổi thi thể quân sĩ cho nhau sau khi tàn cuộc.

Sau khi thắng trận, họ sẽ an táng binh sĩ theo cách thiêng liêng của họ, dựng đài tưởng niệm chiến thắng rồi trở về trong vòng tay gia đình và người thân.

Sau này vua Alexander Đại Đế vĩ đại đã chinh phục Ba Tư và phần lớn Châu Âu cũng nhờ đội hình này đấy.

Loading

5/5 - (2 bình chọn)