Vì sao dụng cụ thí nghiệm được làm từ thủy tinh

Thủy tinh là gì, ứng dụng của thủy tinh trong đời sống thường nhật – Đèn An  Phước

Thủy tinh, còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.Thủy tinh là gì, ứng dụng của thủy tinh trong đời sống thường nhật – Đèn An  Phước

Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. 

Silicát là điôxít silic (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicát có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1.000 °C. Một trong số đó là sô đa (cacbonat natri Na2CO3), hay bồ tạt (tức cacbonat kali K2CO3). Tuy nhiên, sô đa làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước – là điều người ta không mong muốn, vì thế người ta cho thêm vôi sống (ôxít canxi, CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan.

Chemical structure of silica (SiO2) providing negative surface charges... |  Download Scientific Diagram

****************************

Vì sao nên chọn dụng cụ thí nghiệm thủy tinh?Mua bình thí nghiệm thủy tinh Cao Cấp | Chính hãng 100% tại đâu?

  •  Chịu hóa chất: là thủy tinh trung tính, chịu được hầu hết các hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao ( ngoại trừ HF là dung dịch axit có độ ăn mòn cao nhất thậm chí tại nồng độ thấp).
  •   Tính chất nhiệt: chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt
  • Ngoài ra các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm cần phải sạch sẽ về mặt hóa học và sạch sẽ về mặt vi sinh vật học. Do vậy trước khi sử dụng thì cần rửa sạch và khử trùng.

*********************************

Một số dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Bao gồm các chai chuyên dụng, bình tam giác, bình cầu, các loại ống đong, cốc đong, phễu, ống nghiệm,….

+ Bình tam giác, bình cầu: Thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng môi trường, dung dịch, nuôi cấy vi sinh, thực hiện các phản ứng, bình cầu còn thích hợp cho các phản ứng cần xúc tác là nhiệt độ,….

+ Ống đong, cốc đong: Có vạch chia thể tích, dùng để đong những khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao. Khi đong nên chọn ống đong nào có khối lượng gần nhất với khối lượng cần đong để có độ chính xác cao hơn.

+ Pipet: dùng để đong, hút dung dịch để có độ chính xác cao hơn. Hiện nay các phòng thí nghiệm nghiên cứu về vi sinh gây bệnh đều nghiêm cấm việc hút pipet bằng mồm, thay vì thế người ta dùng quả boa bằng cao su, quả bóp hút an toàn 3 van hoặc pipet hút tự động.

+ Ống nghiệm: dùng để chứa dung dịch với dung tích nhỏ, nuôi cấy VSV trên môi trường lỏng hoặc môi trường thạch, thử các tính chất sinh vật hóa học.

********************************Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh

Bảo quản các dụng cụ thủy tinh

+ Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh sau khi khử trùng nếu không sử dụng ngay nên cho vào túi polyetylen buộc chặt, bảo quản trong túi kín sạch sẽ, khô ráo.

+ Các loại dụng cụ như que gạt, que cấy thủy tinh sau khi khử trùng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 ngày, hộp petri trong vòng 3 ngày, ống nghiệ, bình tam giác, bình cầu khoảng 7-10 ngày nếu bảo quản tốt. Nếu để lâu dụng cụ cần được khử trùng lại trước khi dùng.

Hiện nay, VietChem đang là đơn vị cung cấp dụng cụ thí nghiệm thủy tinh số 1 Hà Nội. Chúng tôi chuyên phân phối những dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Không chỉ vậy còn là sự lựa chọn hàng đầu của các phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm khi mua hóa chất. Đến với chúng tôi khách hàng sẽ luôn hài lòng về chất lượng sản phẩm cũng như là chất lượng dịch vụ. Với tiêu chí vừa lòng khách đến hài lòng khách đi chúng tôi sẽ cung ứng tất cả các mặt hàng mà khách hàng cần.

 

Loading

Rate this post