CẦN THAY ĐỔI CÁCH NHÌN VỀ GAME
—
(Chính xác thì cần gọi là video game, nhưng về cơ bản ai cũng hiểu cả nên để ngắn gọn, toàn bộ trong bài sẽ chỉ dùng từ “game” để chỉ chung các video game)
—
Ngày tôi còn nhỏ, số lượng trẻ con biết tới game không nhiều lắm, cũng rất hiếm gia đình có điều kiện mà mua máy (thời đó ban đầu chủ yếu là NES, sau đó tới Sega Genesis, SNES rồi mới tới PS1) về nhà cho con chơi. Thực ra, kể cả thừa điều kiện cũng rất hiếm người nghĩ tới việc chiều con kiểu đó, vì khi đó … hầu hết người lớn cho rằng chơi game thì sẽ sớm hư hỏng.
Quan niệm về việc hư hỏng do chơi game sau này có bớt đi nhiều, nhưng vẫn còn ở nhiều người cho tới tận ngày nay. Một số khác thì cho rằng việc đó là mất thời gian. Trong khi đó, về tổng thể mà nói thì có một thực tế rõ ràng rằng ngành công nghiệp game đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhất thế giới. Thậm chí, nhu cầu game còn thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ liên quan (chẳng hạn, Nintendo đã đưa công nghệ cảm ứng vào máy game từ thời chưa ai tưởng tượng đến chuyện một ngày điện thoại sẽ có màn hình cảm ứng, hay là hình ảnh 3D mà không cần đeo kính đã có trước cả khi các rạp chiếu phim đưa kính cho khách vào xem để nhìn được 3D, và tất nhiên ngày nay người ta cũng cần liên tục hoàn thiện công nghệ chế tạo chip, VGA cho máy tính với một trong những mục tiêu hàng đầu là theo kịp sự phát triển của video game). Ở nhiều nơi trên thế giới, những người kiếm tiền không phải bằng cách sản xuất và kinh doanh game mà từ chính việc chơi game như một môn thể thao đã chẳng còn gì xa lạ. Vậy nhưng ở Việt Nam, góc nhìn cho rằng game gây ảnh hưởng xấu cho con người, nhất là trẻ em, chủ yếu xuất phát từ một số hệ quả mà người ta nhìn thấy.
Ở bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn chỉ ra một vấn đề trong cách nhận thức về game. Đó là: Hầu hết những người có góc nhìn tiêu cực về game đều đánh đồng toàn bộ thế giới game thành một đối tượng duy nhất. Nhưng không phải như vậy. Số lượng thể loại của game còn nhiều hơn cả số thể loại của các môn thể thao mà người ta từng thi đấu. Khi bạn hỏi ai đó rằng người ta, hay con cái người ta có chơi game không, câu hỏi đó không khác gì hỏi có chơi thể thao không, có bao giờ nghe nhạc không.
Vì sự phong phú của game từ cốt truyện, hình ảnh tới phong cách chơi (mà tôi sẽ không phân tích ở đây vì nó thực sự sẽ rất, rất dài), các game có tác động khác nhau lên người chơi. Chưa kể, trong cùng một trò chơi, chính cách chơi của mỗi người cũng phản ánh và lại tác động ngược lại lên cá tính và nhân cách của người chơi. Việc đó cũng giống như chơi thể thao: bạn có thể chơi những môn khác nhau và có tác động khác nhau lên sức khỏe; bạn có thể chơi một môn đúng cách hoặc sai cách – cũng tác động lên sức khỏe; chơi sòng phẳng hay gian lận – phản ánh và tái tác động chính nhân cách của bạn, …
Cá nhân tôi chơi từ khi còn rất nhỏ. Tôi luôn chọn những trò chơi đòi hỏi nhiều thử thách, luôn chọn phần khó nhất ngay lần chơi đầu (nếu trò chơi có chế độ chọn đó), và chỉ chơi một số phong cách game nhất định. Tận bây giờ tôi vẫn tiếp tục chơi mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Thực tế thì khoảng 30% khả năng tiếng Anh của tôi có được nhờ chơi game (còn lại do nghe nhạc và xem phim nước ngoài từ nhỏ, và sau này là vì nhu cầu buộc phải dịch tài liệu cho chuyên môn của mình. Thời nhỏ tôi học tiếng Pháp chứ không hề học tiếng Anh ở trường lớp nào cả). Và tôi tự tin mà nói rằng tôi là người có IQ 145 và am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học. Nếu bạn hay con em của bạn bị ảnh hưởng xấu bởi game, hãy xem lại xem mình đã chọn đúng game hay chưa, đã chơi đúng cách hay chưa.
Sở thích là của mỗi người, do đó tôi sẽ không đi sâu vào việc bản thân tôi chơi những game nào và những game tôi không chơi thì có phải không hay hay không. Nhưng nếu bạn muốn một lời khuyên thì: Hãy coi một game là một trò chơi của tâm hồn và trí tuệ, không phải thứ nhảm nhí để bạn giải trí khi quá rảnh rỗi hay thỏa mãn những cảm xúc thoáng qua nhất thời. Khi đó tự nhiên bạn sẽ có trách nhiệm với việc chọn sao cho đúng trò chơi mình cần, giống như khi bạn chọn môn thể thao mà mình chơi mỗi tuần vậy.
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5