THẬT SỰ THÌ CHÚNG TA ĐÂU CÓ BIẾT HẾT CÁI GÌ ĐÂU ?

THẬT SỰ THÌ CHÚNG TA ĐÂU CÓ BIẾT HẾT CÁI GÌ ĐÂU?
Bạn có bao giờ quan sát thấy, trong cuộc sống, chúng ta cứ mãi khẳng định rằng mình biết, nhưng chúng ta không biết? Bạn biết điều gì? Bạn đã từng biết được điều gì? Nếu tôi hỏi vì sao cây cối có màu xanh, liệu bạn có trả lời được hay không? Đúng vậy, câu trả lời hay nhất mà tôi từng nghe là từ D. H. Lawrence. Một đứa trẻ khi đi dạo với ông ấy trong một khu vườn đã hỏi: “Vì sao cây có màu xanh?”. D. H. Lawrence nhìn lên cây, rồi nhìn vào mắt đứa trẻ và đáp:
“Chúng màu xanh là bởi vì chúng màu xanh”. Đó là câu trả lời thành thật nhất từ trước đến nay. Liệu bạn có thể nói gì được nữa? Nếu giải thích theo cách khác, bất kỳ cách nào, bạn cũng sẽ trông ngu ngốc, nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Bạn có thể nói cây cối có màu xanh bởi vì chlorophyll, nhưng vì sao chlorophyll có màu xanh? Vẫn là câu hỏi đó. Tôi đưa ra một câu hỏi, bạn trao cho tôi câu trả lời, nhưng câu hỏi đó vẫn chưa thực sự được trả lời.

Bạn đã sống với một người phụ nữ suốt ba mươi năm, và bạn gọi người đó là vợ, hoặc với một người đàn ông trong suốt năm mươi năm, bạn có thật sự biết người đàn ông hay người đàn bà đó? Đứa con của bạn chào đời, liệu bạn có biết nó? Bạn có nhìn vào mắt nó? Bạn có dám tuyên bố rằng mình biết nó? Bạn biết được điều gì?

Bạn có biết về một hòn đá? Có, các nhà khoa học sẽ đưa ra nhiều cách lý giải, nhưng chúng không trở thành kiến thức. Họ sẽ nói rằng đó là các electron, proton và neutron. Nhưng một electron là gì? Họ nhún vai nói: “Chúng tôi không biết”. Họ nói: “Chúng tôi CHUA biết” với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ biết. Không, họ sẽ không bao giờ biết, bởi vì lúc đầu họ nói: “Đá được làm từ các nguyên tử”, và khi được hỏi nguyên tử là gì, họ đáp: “Chúng tôi chưa biết”. Rồi họ nói: “Nguyên tử bao gồm các electron”. Giờ chúng ta hỏi: “Vậy electron là gì?”, họ đáp: “Chúng tôi chưa biết”. Một ngày nào đó, họ sẽ nói rằng electron bao gồm cái này và cái kia, X, Y, Z, nhưng điều đó chẳng có gì khác biệt.

Steven Pinker, giáo sư tâm lý học tại Viện Công nghệ Massachusetts: thừa nhận thực tế này: “Các nhà thần kinh học chỉ ra rằng tất cả các bộ phận của bộ não trông rất giống nhau khi so sánh bộ não con người với bộ não của các loài động vật khác nhau”. Nói cách khác, khi chúng ta mở hộp sọ của con người hoặc của một con vật chúng ta thấy khá nhiều sự giống nhau. Tất nhiên có một số khác biệt. Bộ não con người chỉ lớn hơn một chút so với tinh tinh, nhưng nhỏ hơn nhiều so với não voi. Tuy nhiên, đầu ra của bộ não con người lại vô cùng vượt trội so với não của cả một con tinh tinh và một con voi. Đầu ra của bộ não con người đơn giản là không thể được tính về kích thước, hoặc nhiều tế bào hơn hoặc thiết kế tốt hơn. Đó là câu đố không giải thích được với sự vật lộn của khoa học.
Chỉ duy nhất con người có được một số các chức năng của não bộ mà không con vật nào có thể có được. Ngôn ngữ là một ví dụ điển hình. Mặc dù động vật giao tiếp với âm thanh và chuyển động, nhưng chỉ có con người có thể nói và viết. Chỉ con người mới có thể xây dựng một quỹ kiến thức và dạy cho các thế hệ tương lai. Động vật không thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng như hệ thống toán học hoặc vật lý cao cấp. Động vật không thể đánh giá nghệ thuật, âm nhạc hoặc kiến trúc.
Con người có thể suy nghĩ, lý luận và đưa ra lựa chọn. Động vật chỉ có thể làm những việc như vậy một cách hạn chế dựa trên sự huấn luyện theo bản năng hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ, động vật không thể quyết định đi thăm một người bạn bị bệnh. Trong khi đó, con người có thể chọn phục vụ, chia sẻ hoặc hợp tác. Trong một tâm trạng giống nhau, con người có thể chọn ghen tuông hoặc thù hận. Động vật không có lựa chọn như vậy. Đây là những chức năng dành riêng cho con người và là thái độ của tâm trí.

Cho đến nay, không nhà khoa học nào có thể giải thích lý do tại sao bộ não con người giúp chúng ta sở hữu các chức năng của tâm trí như vậy. Tất nhiên, các nhà khoa học muốn thuyết phục chúng ta rằng họ biết về não bộ, nhưng sự thật và đơn giản là họ không biết gì cả.

Loading

Rate this post