HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA ĐANG Ở BẬC THANG NÀO TRONG NỀN VĂN MINH VŨ TRỤ

  • HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA ĐANG Ở BẬC THANG NÀO TRONG NỀN VĂN MINH VŨ TRỤ
    Tính đến hiện nay, loài người đã đạt được rất nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Từ thời còn săn bắt, hái lượm cho đến những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng.
    Chúng ta đã thay đổi rất nhiều bộ mặt của Trái Đất. Nhưng bạn có biết rằng, so với các cấp độ nền văn minh trong vũ trụ, chúng ta có thể chỉ là những bước đi đầu tiên. Và những cấp độ ấy là gì?
    Năm 1964, nhà thiên văn học người Xô Viết, Nikolai Kardashev đã đề xuất ra một giả thuyết về thang đo mức phát triển của một nền văn minh dựa trên lượng năng lượng mà nền văn minh đó có thể tạo ra. Thang đo này chia làm 3 mức độ, và các mức độ sau nay đều dựa trên nền tảng của 3 mức trước để đề ra.
    Loại I: hay còn gọi là nền văn minh cấp hành tinh.
    Ở cấp độ đầu tiên này, nền văn minh có khả năng lưu trữ và sử dụng xấp xỉ lượng năng lượng sẵn có trên hành tinh mẹ. Để đạt được mức độ này, lượng năng lượng sử dụng ước tính cần đạt là 10^26 W. Và dựa trên con số này, công thức để xác định cấp độ của nền văn minh được tính theo công thức sau:
    Trong đó, K là cấp độ của nền văn minh, còn P là lượng năng lượng mà nền văn minh đó sử dụng và lưu trữ. Hiện nay, ước tính loài người sử dụng xấp xỉ 2 x 10^13 W. Điều này cho thấy loài người chúng ta còn chưa đạt nổi loại 1. Chúng ta đang ở đâu đó ở mức 0,73. Và theo nhà vật lý học Michio Kaku Chúng ta sẽ mất từ 100 đến 200 năm nữa để đạt được loại 1, khoảng vài nghìn năm để đạt tới loại 2, và từ 100 000 đến 1 triệu năm để đạt tới loại 3.
    Nền văn minh loại 1 có thể điều khiển toàn bộ hành tinh, ví dụ như kiếm soát thời tiết, thay đổi địa chất hành tinh,…. Thậm chí ta sẽ có cư dân dưới biển với mật độ cao hơn trên đất liền.
    Loại 2: hay còn gọi là nền văn minh cấp sao.
    Một nền văn minh loại 2 có khả năng hút trọn toàn bộ năng lượng của một ngôi sao nào đó. Và để có thể hút được lượng năng lượng khổng lồ này, họ cần đến siêu công cụ có tên là cấu trúc Dyson.
    Để dễ hiểu, cấu trúc Dyson là một hệ thống các vệ tinh dày đặc bao trọn xung quanh ngôi sao và hút lấy năng lượng từ ngôi sao đó. Nền văn minh loại 2 không chỉ có khả năng tạo ra cấu trúc này mà còn có thể sinh sống bên trong nó. Ngoài ra còn có thể kiểm soát từ hành tinh trong hệ mặt trời và ghé thăm các hệ mặt trời lân cận.
    Loại 3: hay còn gọi là nền văn minh cấp độ thiên hà:
    có khả năng kiểm soát năng lượng của toàn bộ thiên hà. Cách khai thác năng lượng ở cấp độ này cũng tương tự như loại 2, nhưng ở quy mô hàng tỉ tỉ hệ mặt trên rải rác khắp thiên hà. Thậm chí nền văn minh còn có thể lấy năng lượng phát ra hoặc viền xung quanh hố đen ở trung tâm của thiên hà. Các hành tinh được tạo ra và phá hủy đi như cơm bữa chỉ đề khai khoáng. Mặt trời trở thành “viên pin” của cư dân trên nền văn minh này.
    Tiếp theo sẽ là gì?
    Những bậc thang khổng lồ của văn minh
    Không dừng lại ở mức độ thứ 3, câu hỏi tiếp tục được thang Kardashev đặt ra: “Tiếp theo là gì?” Kardashev không đưa ra một giả thiết cụ thể về những nền văn minh tiến bộ hơn nữa, nhưng các nhà tiên đoán đã đề xuất rằng một thế giới loại 4 có thể khai thác năng lượng của toàn bộ vũ trụ. Rồi một thế giới loại 5 có thể làm như vậy theo cấp số nhân, tức là từ nhiều vũ trụ.
    Vậy còn loại 6 hay loại 7 thì sao? Theo nhà vũ trụ học, nhà toán học và nhà vật lý vũ trụ John D. Barrow, thì khi đạt đến mốc 6, một nền văn minh có thể thay đổi những thành phần cơ bản nhất của vật chất theo ý mình, như các hạt quark hay hạt lepton; mốc 7 sẽ là khi ta nắm trong tay cấu trúc của thời gian và không gian.
    Các mốc thang được Kardashev đưa ra xưa kia chỉ dừng lại ở con số 3 – khi một nền văn minh có thể có được lượng năng lượng bằng cả thiên hà thôi. Tất cả những mốc sau, xin được nhường lại hết cho trí tưởng tượng của con người.
    Vũ trụ này thật sự có quá nhiều điều mới lạ cần phải khám phá và con người thì chưa bao giờ ngừng tìm hiểu những bí ẩn xung quanh mình. David Christian cũng không phải là một ngoại lệ, ông là một nhà sử học tìm hiểu về qauasd trình mà Vũ trụ này, Trái đất này, nơi mà mình ngồi đây gõ những dòng này đã hình thành như thế nào, và những nghiên cứu và tinh hoa của ông được gói gọn lại trong cuốn sách Cội Nguồn. Cội Nguồn dẫn dắt chúng ta khám phá từng cấp độ từ nhỏ tới lớn qua 4 phần: Vũ Trụ – Sinh Quyển – Chúng ta – Tương lai sẽ thỏa mãn hết bộ não đang ham muốn tìm hiểu về điểm bắt đầu của toàn bộ vũ trụ này. Từ lúc hình thành Vũ Trụ cho tới khi những loài đầu tiên xuất hiện rồi bầu sinh quyển này đã biến đổi ra sao trong hàng triệu năm và chúng ta đã bước lên đỉnh cao Trái Đất như thế nào, tất cả đều được đề cập trong cuốn sách này.

Loading

Rate this post