Nhìn nhận về một số thuật ngữ/giới hạn nhìn nhận trong đạo Phật

 

Nhìn nhận về một số thuật ngữ/giới hạn nhìn nhận trong đạo Phật

Vô ngã: không bất diệt, rồi sẽ hoại diệt và nhập vào Niết bàn (rời bỏ, vụt tắt khỏi hiện thực)

Lưu ý, không thể biết rằng liệu được nhập Niết Bàn có phải là “rơi vào hư vô/hoàn toàn trống rỗng” hay không, hay là trở về với vùng đất bất diệt (tức là có được cuộc sống bất diệt ở vùng đất sau cái chết).

Về suy nghĩ của đạo Phật, rằng:

“Con người chỉ có thể tự giúp mình”

(Hay “con người phải tự giúp lấy mình”)

Có thể phải nhìn nhận đầy đủ hơn, đó là “sau cùng, con người chỉ có thể tự giúp mình”.

Vô thường: mọi thứ thay đổi theo thời gian/theo sự co giãn của không gian, không nhiều thì là ít.

Thường hằng, bất biến: không thay đổi, chuyển dời, hay sai lệch

Vậy Niết bàn là cái gốc bất diệt của hiện thực?

Hiện thực được mở ra từ sự vận động trước đó của nó. Dù có hay không việc trở về với cái gốc của hiện thực, thì đều phải đi từ sự hoại diệt của cái hiện tại. Nhưng, một thứ mình không nhận thấy được, không có nghĩa là nó không có. Việc cho rằng nó có, hoặc không cần gắn với việc kháng lại sự tha hóa và bần cùng bên trong hiện thực.

Như vậy có thể nhìn nhận hiện thực đã xa rời sự bất diệt của Niết bàn, khiến nó dần đi vào hoại diệt mà mất đi. Mất đi hoàn toàn (vào hư vô), hay chỉ mất đi trong hiện thực.

Sự nhìn nhận của tinh thần được hình thành từ việc tiếp nhận sự tác động có bên trong hiện thực. Nó là một phần của hiện thực chứ không là toàn bộ. Phải là một tinh thần vô hạn, vừa xuyên suốt và vừa nuốt chửng cả hiện thực mới có thể nhìn nhận được bao quát (hay bao trùm tầm nhìn, cho đến không bỏ sót, không khiếm khuyết).

“Vòng tròn Ensō” là hình ảnh cho thấy sự giải phóng và tự do, để thoát khỏi sự ràng buộc không đáng để lại trong nghệ thuật Nhật Bản.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)