VƯƠNG QUỐC TRÙ PHÚ – VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN NGƯỜI PHÁP

VƯƠNG QUỐC TRÙ PHÚ – VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN NGƯỜI PHÁP
Lúa gạo
Không khó nhận ra sự trù phú của xứ Đàng Trong qua những lợi ích mà mùa lụt đem tới, song chúng ta cũng cần nhắc đến một vài điều khác cũng liên quan đến nó. Nhờ lữ lụt, đất đai nơi đây phì nhiều đến độ lúa một năm có thể trồng ba vụ, mùa màng bội thu đến độ người dân chẳng cần làm thuê làm mướn, tất cả đều sống đời sung túc.
Cam
Hoa quả ở xứ này rất phong phú, có khắp quanh năm: Đàng Trong cũng có những chủng loại hoa quả như Ân Độ vì khí hậu tương đối giống nhau. Nhưng đi vào cụ thể am xứ này to hơn cam ở châu Âu, rất mọng nước, vỏ cam mỏng, mềm và vị rất ngon nên người ta thường ăn cam nguyên vỏ, hương vị tuyệt như chanh Ý vậy.
Chuối
Nơi đây có loại quả mà người Bồ Đào Nha gọi là chuối, còn người nơi khác gọi là sung Ấn; tuy nhiên theo tôi thì giống “sung” này chẳng hề giống với “người anh em” của nó
Ấn Độ cũng như ở chính xứ Đàng Trong, bởi cả cây lẫn trái của nó đều khác sung, hình dáng cây này tựa lúa mỳ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cao hơn, lá rất dài và rộng, chỉ cần hai chiếc lá là đủ che kín một người trưởng thành từ đầu đến chân. Vì vậy nhiều người nói rằng đây là thứ cây mọc trên thiên đàng, và Adam đã dùng lá của nó để che thân. Trên ngọn cây lớn xuất hiện những buồng gồm hai mươi, ba mươi hay bốn mươi quả chuối, với hình dạng, kích cỡ không khác gì quả thanh yên ở Ý. Khi chưa chín, vỏ chuối màu xanh, còn lúc đã chín thì chuyển vàng như thanh yên, lúc ăn không cần dùng dao để gọt vì vỏ chúng dễ lột như vỏ đậu vậy. Loại quả này có mùi thơm phức và có phần ruột bên trong vàng.
Mít
Có một giống quả lớn mà người dân ở đây gọi Giacca, là loại quả này khá phổ biến ở nhiều vùng Ấn Độ nhưn to bằng ở Đàng Trong: quả mọc từ những thân giống như hồ đào hay dẻ và có nhiều gai nhọn hơn so với cây táo dại. Mít có xuất xứ từ Ấn Độ, sau đó được trồng ở nhiều vùng ch đó có cả Đàng Trong. Tên gọi của nó bắt rễ từ chữ cakka của ng sau đó người Bồ Đào Nha đọc trại thành jaka. Một quả mít thường nặng đến chín mươi pound với phần vỏ chi chít gai nhọn. Loại mùi vị rất thơm ngon.
Sầu riêng
Sầu riêng là một trong những loại quả ngon nhất thế giới và chỉ thấy trồng tại Malaca, Borneo cùng một vài hòn đảo lân cận. Cây sầu riêng hơi khác một chút so với cây giacca nói ở trên dù quả của chúng khá giống nhau, đều có vẻ ngoài giống quả dứa dù vỏ sầu riêng cứng hơn. Ruột sầu riêng màu trắng, bao quanh hạt và dính như hồ, mùi vị thì rất giống món mangiare bianco (món tráng miệng của người Ý). Ruột quả được phân tách trong mười, mười hai ngăn, với phần thịt dẻo mềm bao quanh phần hạt to như hạt dẻ. Và theo như mô tả thì khi bổ sầu riêng, một thứ mùi kinh khủng như hành thối sẽ xộc ra, nhưng bên trong ruột lại có vị ngọt ngào khó tả, và tôi xin kể lại một câu chuyện mà tôi may mắn được chứng kiến: có một vị giám mục ghé Malaca và tình cờ trông thấy cảnh người ta bổ sầu riêng – thứ quả mà ngài chưa từng nếm qua; ngài giám mục lấy làm khó chịu trước thứ mùi kinh tởm đó nên đã nhất mực từ chối nếm thử loại quả này. Sau khi dùng xong bữa tối, thay vì phục vụ món mangiare bianco, người ta đem ra cho ngài đĩa sầu riêng có hình thức không khác gì món tráng miệng kể trên. Ngài giám mục nếm và nhận thấy món ăn ngon hơn thường lệ, bèn hỏi người đầu bếp vì sao ít khi làm món này. Ông ta mời ngài giám mục vào bếp rồi mỉm cười trả lời rằng chẳng có đầu bếp nào nấu cả, nhưng ơn Chúa, Người đã tạo ra giống sầu riêng mà ngài nhất định không chịu nếm thử đấy. Ngài giám mục vô cùng kinh ngạc về “món ăn” làm ngài hãy còn chưa hết thèm thuồng; và bản thân thức quả kỳ diệu này, ngay tại Malaca, đã có giá ngang một đồng vàng.
Trái cây trù phú chỉ là một phần rất nhỏ trong những ghi chép của 2 nhà Việt Nam học là Olga Dror và K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng tạo nên cuốn sách VIỆT NAM THẾ KỈ XVII. Ngoài ra, phần lớn nội dung của cuốn sách là kể lại Ký sự xứ Đàng Trong của Cha Christoforo Borri và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của thương nhân Samuel Baron, những thông tin giúp ta cái nhìn tổng quan hơn về sự chia tách giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài giúp ta nhận ra sự khác biệt trong văn hóa, lối sống của 2 Đàng, từ đó giúp ta có cái nhìn toàn cảnh về nước ta lúc thế kỉ XVII.

Loading

Rate this post