Tử Thư – Cuốn sách của cái chết

Tử Thư – Cuốn sách của cái chết
NHẮC TỚI SỰ HUYỀN BÍ, NGƯỜI TA THƯỜNG NGHĨ NGAY TỚI NỀN VĂN MINH BÊN SÔNG NILE VỚI KỸ THUẬT ƯỚP XÁC, LỜI NGUYỀN, BÙA CHÚ CỦA NGƯỜI AI CẬP. HỌ CŨNG SỞ HỮU “CUỐN SÁCH CỦA CÁI CHẾT” – MỘT TÁC PHẨM ĐƯỢC ĐỒN ĐẠI CÓ KHẢ NĂNG TẬP HỢP NHỮNG MA THUẬT Ở THẾ GIỚI BÊN KIA.
“Tử thư” hoặc “Cuốn sách của cái chết” (tiếng Anh: Book of the Dead) là cuộn giấy cói được mai táng cùng với người chết, sử dụng trong các tang lễ Ai Cập cổ đại từ thời kỳ đầu của Tân Vương quốc Ai Cập khoảng 1550 TCN đến khoảng 50 TCN. Đây là một loại tài liệu tôn giáo cổ của người Ai Cập tập hợp những bùa chú, phép thuật được ghi lại để giúp linh hồn người chết sang thế giới bên kia thông qua Duat, hay còn gọi là âm phủ, và được viết bởi nhiều thầy tư tế trong thời gian khoảng 1000 năm.
“Cuốn sách của cái chết” ban đầu được khắc bằng chữ tượng hình trong các lăng mộ, chủ yếu phục vụ Pharaoh và các hoàng thân. Sau này dần được chép lại bằng tay bởi các thầy tư tế. Các nhà khảo cổ học ghi nhận, Pharaoh Unas, vương triều thứ 5, khoảng năm 2400 TCN là vị vua đầu tiên sử dụng tử thư.
Mỗi vị Pharaoh có một tử thư riêng, cuốn sách được đọc lên trong suốt quá trình ướp xác. Theo quan niệm người Ai Cập, làm như vậy, các bùa chú, phép thuật trong cuốn sách sẽ bảo vệ thể xác, giữ lại trí thông minh, trí nhớ và sinh lực cho người quá cố ở thế giới bên kia.
Theo như cuốn sách Muôn Kiếp Nhân Sinh chú thích ở trang 248 thì: ‘Chúng bao gồm những lời kinh, thần chú và hình vẽ được chép trên một cuộn giấy cói tùy táng trong lăng mộ của người đã khuất. Mỗi cuốn Tử Thư được chia ra thành nhiều chương, nội dung được lựa chọn và kết hợp lại từ 192 bài kinh để mô tả cuộc đời của người chết. Do vậy, mỗi mỗi cuốn Tử Thư là độc bản, không có hai cuốn Tử Thư nào hoàn toàn giống nhau. Ban đầu Tử Thư chỉ dùng cho tầng lớp thượng lưu. Đến thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1069 TCN), Tử Thư phổ biến hơn trong xã hội.”

Loading

Rate this post