“01/02/1945 – Đêm thảm sát bí ẩn của tự nhiên”

Đến Thăm Hòn Đảo Tử Thần Ramree Ở Myanmar - Ảnh 2
Trong cuốn sách Kỷ lục Guinness xuất bản năm 1965, vụ thảm sát đầm lầy Ramree được ghi nhận là: “Số lượng người tử vong nhiều nhất trong một cuộc tấn công bởi cá sấu”.
Đầu tháng 2-1945, bị bao vây bởi trung đoàn 146 Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và Lữ đoàn 26 bộ binh Ấn Độ, hơn 1.000 lính Nhật thuộc Trung đoàn 121 đã rút lui bằng cách băng qua đầm lầy Ramree, phía nam Miến Điện (Buma – nay là Myanmar) để bắt tay với một trung đoàn Nhật Bản khác ở cách đó 20km.
Ngày 1-2, Trung đoàn 121 Nhật Bản đặt những bước chân đầu tiên vào đầm lầy Ramree. Dựa trên bản đồ, chỉ khoảng 8km nữa là họ sẽ bắt tay với một trung đoàn Nhật khác ở phía nam đảo.
Nhưng có thứ xuất hiện nằm ngoài kế hoạch ban đầu của Trung đoàn Nhật Bản – loài động vật hoang dã hung dữ “Cá Sấu”.
Không có mô tả ảnh.
Tiếng la hét và những tiếng súng vang lên chính là lúc 1.000 lính Nhật bị tấn công bởi những con cá sấu đói, sống trong đầm lầy Ramree. Đây là loài cá sấu nước mặn nổi tiếng hung dữ nhất thế giới. Sang Kyul, một nông dân ở ngôi làng Kywan nằm gần đầm lầy cho biết cá sấu trong đầm dài trung bình 7m, nặng chừng 1 tấn. Và bởi vì gần nửa thân hình của 1.000 lính Nhật bị ngập trong bùn nên họ không thể bỏ chạy. Cách chống cự duy nhất của họ chỉ là những phát súng bắn bừa vào khoảng không tối đen, nơi phát ra tiếng động.
Sáng hôm sau, một vài xác Trung đội Nhật được tìm thấy bởi quân đội Anh.
Trong hơn 1000 người vào đầm lầy thì chỉ còn 20 người còn sống do họ kịp quay lại điểm xuất phát,…
  • Vậy thế giới nói gì về đêm hôm ấy?Đến Thăm Hòn Đảo Tử Thần Ramree Ở Myanmar - Ảnh 2
*Nhà động vật học nhiệt đới McLynn: “Cần 500 – 600 con cá sấu để giết 1000 người, vì khi cá sấu (nước mặn) ăn no chúng sẽ không ăn mồi nữa.” Nhưng theo 1 người dân địa phương ( sống 50 năm ở đây) nói : “Mỗi lần thủy triều lên, một số loài cá theo con nước vào đầm lầy và nó là thức ăn cho cá sấu. Nhưng chẳng ai đếm được có bao nhiêu con”.
*Theo nhà tự nhiên học Charles Osborn, giảng viên Đại học Oxford, Anh Quốc, câu trả lời tạm chấp nhận được là khi đi qua đầm lầy, hầu hết trong số 1.000 lính Nhật chết vì đầm lầy Ramree khá sâu, có chỗ sâu đến 4m.
Dưới sức nặng của cơ thể cùng súng đạn và các trang thiết bị, họ bị hút xuống đáy rồi khi thủy triều lên, nó xóa đi tất cả mọi dấu vết: “Cũng có thể một số bị cá sấu ăn thịt vì có vài xác người đã mất một phần thân thể được lính Anh tìm thấy nhưng những tiếng súng và tiếng la hét thì theo tôi, họ bắn và họ kêu la là để cầu cứu vì trong đêm tối, họ không dám bắn ra xung quanh vì sẽ bắn nhầm người của mình
Như vậy, với số lượng cá sấu đông đảo, Ramree – mảnh đất này được xếp vào một trong những hòn đảo nguy hiểm và đáng sợ nhất trên thế giới, ngay kể cả những du khách thích mạo hiểm khi nghe tới tên hòn đảo này đều cảm thấy “rùng mình” và “rợn tóc gáy”…

Loading

Rate this post