Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào.
Khi nào thì có mưa đá
Không phải cứ bầu trời càng nhiều nước thì hạt mưa đá càng to. Các nhà nghiên cứu cho biết sức mạnh của các dòng không khí chuyển động lên phía trên trong cơn bão sấm mới là yếu tố quyết định kích cỡ của chúng.
Tại nơi cơn bão xuất hiện, không khí chuyển động lên trên rất nhanh. Khi đạt đến độ cao nhất định, luồng không khí này lạnh đi, hơi nước trong các hạt nước bốc hơi ngưng tụ lại thành một đám mây bão. Cuối cùng, sự kết tủa được tạo thành trong các đám mây, đầu tiên giống như các vẩy tuyết, sau đó giống như các hạt mưa.
Nếu các hạt mưa này lại bị bắt lại vào luồng không khí chuyển động lên trên một lần nữa, nó sẽ tiếp tục di chuyển vượt lên trên mức đóng băng, và trở thành một quả bóng nhỏ bằng nước đá. Hạt nước đá này tiếp nhận thêm các hạt đá nhỏ li ti trong môi trường xung quanh, và cuối cùng, khi đã đủ nặng, nó rơi xuống, và rồi lại bị giữ lại trong sự hoạt động hỗn loạn của không khí.
Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi cắt ngang qua một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi “khứ hồi”.
Những vùng không khí hoạt động hỗn loạn là những nơi sinh ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với vận tốc khoảng 160 km / h có thể tạo ra các hạt mưa đá có đường kính 12 centimet hoặc hơn. Một hạt mưa đá nổi tiếng rơi xuống Coffeyville, Kansas năm 1979 cân nặng 750 gram, có đường kính khoảng 20 centimet.
*********************************
Những trận mưa đá lịch sửMưa đá ở Munich, Đức năm 1984
Khoảng 70.000 ngôi nhà và 190 máy bay đã bị hư hại, 400 người bị thương bởi những hạt đá to như trái bóng chày. Thiệt hại ước tính hơn 2 tỉ USD.
Mưa đá ở Uttar Pradesh, Ấn Độ tháng 4/1888
Đây được xem là trận mưa đá cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trong lịch sử với hơn 230 người chết. Hơn 1.600 con cừu cũng bị giết hại.
Thời đó, không có hệ thống cảnh báo thiên tai nên số người tử vong rất cao.
Mưa đá ở Fort Collins, Colorado, Mỹ tháng 7/1979
Trận mưa đá kéo dài 40 phút dội xuống Fort Collins với những viên đá to bằng quả bưởi đã làm 2.000 ngôi nhà và 2.500 xe ô tô bị phá hỏng, 25 người bị thương, chủ yếu là do đá rơi vào đầu.
Mưa đá ở Bangladesh tháng 4/1986
Trận mưa đá ngày 14/4/1986 ở Bangladesh với cục đá nặng nhất tới 1kg. Kích thước của đá không được đo lại mặc dù các tin tức mang tính giai thoại quả quyết rằng cục đá lớn to bằng trái bí đỏ.
Tổng cộng đã có 92 người thiệt mạng sau trận mưa đá khủng khiếp này.
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5