Có một thực tế ít ai biết rằng, trong lúc chúng ta ngủ, tâm trí tiềm thức vẫn tiếp tục làm việc với những vấn đề mà lúc thức của chúng ta chưa thể giải quyết được. Thật tình cờ và cũng đầy bí ẩn, những một trong những khám phá khoa học vĩ đại của loài người lại được phát hiện một cách thần kỳ thông qua những giấc mơ – bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
PHÁT HIỆN RA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Tháng 2/1869, khi đó con người mới phát hiện được 63 nguyên tố hóa học, nhưng còn chưa rõ chúng sắp xếp như thế nào.
Các nhà khoa học luôn trăn trở, cho rằng nhất định các nguyên tố hóa học phải được sắp xếp thứ tự theo một quy luật nào đó. Giáo sư hóa học người Nga Dimitri Ivanovich Mendeleyev (1834-1907) lúc bấy giờ mới 35 tuổi, đã tìm tòi, suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này.
Sau khi xuất hiện những ý tưởng đầu tiên về các nguyên tố hóa học, vào năm 1869, Mendeleev đã sử dụng cách viết tên của các nguyên tố lên các tấm thẻ (mỗi nguyên tố một thẻ) và có đi kèm cả các tính chất của từng yếu tố trên những tấm thẻ riêng.
Ông thấy rằng, khối lượng của nguyên tử đóng vai trò khá quan trọng trong bảng tuần hoàn, nhưng thực sự ông không thể tìm ra được cách sắp xếp nó. Tin tưởng rằng gần như đã khám phá ra được một điều gì đó quan trọng, Mendeleev đã di chuyển các tấm thẻ nhiều giờ liên tục cho tới khi ông ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Trong giấc mơ, Mendeleyev nhìn thấy một trang bảng biểu gồm nhiều ô, đồng thời lại thấy các nguyên tố hóa học đã lũ lượt theo nhau rơi vào từng ô thích hợp.
Khi bừng tỉnh, ông vội ghi lại ý tưởng thiết lập bảng sắp xếp nguyên tố này. Tính chất của các nguyên tố cũng tăng theo sự tăng dần của số thứ tự nguyên tử trong các ô và xuất hiện biến hóa có quy luật. Trong bảng mà Mendeleyev thiết lập, với những nguyên tố chưa biết, ông để lại ô trống và rất nhanh sau đó đã có những nguyên tố mới tìm ra được điền bổ sung vào các ô trống này.
Các hàng trong bảng gọi là các chu kỳ, trong khi các cột gọi là các nhóm, một số có tên riêng như halogen hoặc khí hiếm. Bởi vì theo định nghĩa một bảng tuần hoàn thể hiện những xu hướng tuần hoàn, bất kỳ bảng dưới dạng nào cũng có thể dùng để suy ra mối quan hệ giữa các tính chất của nguyên tố và tiên đoán tính chất của những nguyên tố mới, chưa được khám phá hoặc chưa tổng hợp được. Do đó, một bảng tuần hoàn-dù ở dạng tiêu chuẩn hay các biến thể-cung cấp khuôn khổ hữu ích cho việc phân tích thuộc tính hóa học, và các bảng như vậy được sử dụng rộng rãi trong hóa học và các ngành khoa học khác.
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng và tác động đến hình ảnh chụp
Các thông số của ống kính (len) quyết định cách nó thu thập ánh sáng
Th2
các loại len ( ống kính máy ảnh ) và ý nghĩa
Trong nhiếp ảnh, “len” hay ống kính là một trong những thành phần quan trọng
các thông số chụp ảnh và ý nghĩa
Các thông số chụp ảnh quan trọng bao gồm khẩu độ, tốc độ màn trập,
Phân biệt các dòng máy ảnh canon từ năm 2010
Từ năm 2010 trở lại đây, Canon đã giới thiệu nhiều mẫu máy ảnh thuộc
Những hố đen siêu đặc biệt trong vũ trụ
Hố đen lớn nhất Gần như tất cả thiên hà đều chứa các hố đen
Th5
Điều đặc biệt ở vũ trụ – hố đen vũ trụ
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi
Th5